Mới đây, các nhà khoa học Canada đã thực hiện một nghiên cứu để xem trẻ trông như thế nào nếu chơi game liên tục trong 20 năm. Dự án nghiên cứu có tên là: "Meet Michael, The Future Gamer" (Tạm dịch: Gặp gỡ Michael, game thủ của tương lai).
Theo đó, viễn cảnh của con người trong 20 năm nữa nếu như quá chìm đắm vào game có thể sẽ khá tồi tệ. Cụ thể, nhờ phân tích thói quen sinh hoạt của những người nghiện game, các nhà khoa học đã dự báo được tác động vật lý tiêu cực lên lối sống của họ.
“Họ sẽ có cặp mắt đỏ ngầu do thiếu ngủ, hộp sọ bị lõm và hai bàn tay phồng rộp. Đó mới chỉ là những tác động vật lý lên cơ thể người nghiện game, chưa kể đến những biến đổi về mặt tâm thần. Bất kỳ ai trong số chúng ta cũng sẽ như vậy nếu không quan tâm đúng mức đến sức khỏe của bản thân khi chơi game”, các chuyên gia cảnh báo.
Bên cạnh đó, bài viết này cũng bao gồm một biểu đồ chỉ ra các tình trạng sức khỏe khác nhau liên quan đến chơi game quá lâu mà không có điểm dừng như thiếu vitamin, viêm khớp, mụn nước, mắt đỏ ngầu, vết lõm trong hộp sọ do áp lực và sử dụng quá mức tai nghe…
Những hiện tượng tiêu cực sẽ xảy ra như:
- Quầng đen dưới mắt xuất hiện do nhìn quá lâu vào màn hình trong thời gian dài, đôi mắt cũng trở nên vô hồn như những...zombie.
- Ngón tay của người chơi game sẽ bị phồng rộp. Đây là tổn thương do các động tác lặp đi lặp lại như gõ bán phím hay nhấn bộ điều khiển. Móng tay sẽ bắt đầu bị lỏng ra khỏi giường móng, cơ bàn tay đau nhức và các mụn nước bắt đầu xuất hiện ở đầu ngón tay.
- Lông mọc quanh tai do thiếu tuần hoàn, đây cũng là một cơ chế mà cơ thể đang tạo ra để bảo vệ khỏi bụi bẩn. Mái tóc không còn rậm rạp mà rụng nhiều do không ra ngoài hấp thụ ánh sáng mặt trời, thiếu vitamin D.
- Gù lưng và vai ngày càng tròn do tình trạng chậm phát triển theo thời gian, cổ bị rút ngắn, vai tròn và lưng gù đôi khi sẽ bắt đầu một cơn đau âm ỉ kéo dài.
- Cuối cùng, người nghiện game có thể mắc bệnh béo phì do lười vận động cũng như ăn quá nhiều đồ ăn nhanh.
Theo thống kê của WHO, đối tượng nghiện game chủ yếu tập trung ở trẻ vị thành niên. Bất chấp sự phản đối từ các công ty phát hành trò chơi điện tử, Tổ chức Y tế Thế Giới WHO đã chính thức công nhận “nghiện game” là một dạng bệnh rối loạn tâm lý.
PTH (Nguoiduatin.vn)