Trong khi Bowman không đề cập chính xác số lượng người dùng tham gia, gã khổng lồ card đồ họa Nvidia đã ước tính trên blog của mình rằng gần 400.000 game thủ đã tặng tài nguyên GPU của họ để xây dựng siêu máy tính Folding@Home.
Theo Nvidia, tiềm năng kết hợp của các thiết bị tình nguyện, cho phép dự án đạt được 1 exaflop sức mạnh xử lý, hơn một tỉ tỉ floating-point, biến nó thành siêu máy tính mạnh nhất thế giới.
Để so sánh, Summit, được coi là siêu máy tính nhanh nhất thế giới kể từ tháng 11 năm 2019, có thể chính thức duy trì chỉ có khoảng 150 petaflop (hoặc 0,15 exaflop).
Folding@Home trước đây đã tuyên bố rằng đây là dự án điện toán phân tán đầu tiên sử dụng GPU cho mô phỏng động lực phân tử. Bây giờ, các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng sức mạnh này để giải quyết các nếp gấp protein COVID-19.
Dự án nói thêm rằng mọi đóng góp nhỏ đều giúp ích cho mô phỏng “giống như mua một vé số Xổ số, mua càng nhiều vé, chúng ta càng có cơ hội trúng số độc đắc”.
Mục đích ban đầu của Folding@home, là mô phỏng và nghiên cứu nếp gấp protein, nhưng nó bắt đầu tập trung vào các vấn đề y sinh hơn gần đây, bao gồm bệnh Alzheimer, ung thư, Ebola và bây giờ là COVID-19.
Dự án sử dụng các tài nguyên xử lý nhàn rỗi của các máy tính tình nguyện , thông qua phần mềm chuyên dụng. Folding@ HomeConsortium hiện bao gồm 11 phòng thí nghiệm khác nhau và hợp tác với các tổ chức khác để giúp chống lại coronavirus.
Như Decrypt đã báo cáo gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã hợp tác với những gã khổng lồ công nghệ IBM, Oracle và Microsoft, cũng như nền tảng phi tập trung Hacera, để ra mắt một trung tâm blockchain mã nguồn mở sẽ thu thập và xác minh các dữ liệu khác nhau liên quan đến virus corona.
So với các dự án tương tự khác, có vẻ như sự nở rộ của các công nghệ điện toán phi tập trung đã có ích vào đúng thời điểm.
Duy Anh (Nguoiduatin.vn)