Về mặt tự do trên Internet (Internet freedom), Trung Quốc là nước đứng chót trong bảng xếp hạng. Tổng cộng lại thì 89% người dùng Internet (xấp xỉ 3 tỷ người) ít nhiều đều bị theo dõi dưới một hình thức nào đó. Một con số đáng kinh ngạc.
Khi đào sâu vào cách mà người dùng bị theo dõi thì nó còn “kinh thiên động địa” hơn nữa. Ví dụ, ở Trung Quốc thì sẽ có một “đội quân” hùng hậu, chuyên đi lùng sục, kiểm tra, và rà soát các nội dung được đăng tải trên Internet. Song song đó, một công ty tên là Semptian cho biết hệ thống giám sát Aegis của họ đã giúp kiểm soát hơn 200 triệu người dân Trung Quốc.
Thậm chí, nước Mỹ cũng không hẳn là hoàn toàn tự do. Bằng chứng là trong bài báo cáo có nói rằng Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Hoa Kỳ (ICE – Immigration and Customs Enforcement) vừa qua đã ký kết hợp đồng với hãng Cellebrite, một hãng Israel chuyên sản xuất công cụ dùng để hack và trích xuất dữ liệu từ điện thoại di động. Ngoài ra, một số nước khác cũng có gửi đại diện sang Mỹ để học hỏi cách mà nước này giám sát các trang mạng xã hội.
Bài nghiên cứu còn chỉ ra rằng 43 trên tổng số 65 quốc gia đã sử dụng dữ liệu thu thập được để truy lùng những đối tượng có ý đồ xấu trên mạng xã hội.
Đúng thật là trên đời ngày không có gì là miễn phí, hoặc cho dù nhìn qua cứ ngỡ là miễn phí, nhưng thực chất bên trong là nó đang lấy của bạn một thứ gì đó mà bạn chưa biết đấy thôi (trong trường hợp bài này thì thường là dữ liệu cá nhân). Bài báo cáo ở trên tuy dài, nhưng nên đọc để có một cái nhìn khái quát hơn về vấn đề sự riêng tư.
VD (SHTT)