Tại đây, khách tham quan được mời sử dụng thử vật liệu như gỗ, đá, thạch cao, vải, lông thú để bật tắt đèn hay điều chỉnh độ sáng. Gian hàng Japan Display còn trưng bày cây cảnh phát ra âm thanh khi ai đó chạm vào lá, vật thể nhồi bông cho khách tham quan thoải mái vuốt ve (một chú mèo trên màn hình máy tính sẽ thể hiện biểu cảm dễ thương tương ứng).
Đây không phải lần đầu tiên công nghệ cảm ứng xuất hiện trên mọi bề mặt. Tuy nhiên, trước đây chúng có thể sử dụng camera (như Xbox Kinect) để phát hiện tương tác giữa người dùng với bề mặt, kèm theo nhiều nhược điểm.
Không như vài công nghệ tương tự dùng camera ghi nhận tương tác giữa người dùng với bề mặt nên tồn tại nhiều nhược điểm, ZINNSIA sử dụng cảm biến điện dung có thể duy trì độ chính xác lẫn độ nhạy cao, dù cho vật liệu dày hay hình dạng lồi lõm.
Tại triển lãm, công ty trưng bày một bề mặt lông cảm ứng kết nối với laptop mà khi chạm vào, chú mèo trên màn hình có thể phản ứng theo nhiều cách khác nhau tùy vào thao tác
Thậm chí, công nghệ ZINNSIA có thể được điều chỉnh để người dùng không cần trực tiếp chạm vào bề mặt - rất thích hợp cho nhà thông minh (giúp điều khiển đèn và cửa).
Đối với mô hình cây cảnh áp dụng ZINNSIA, nó có thể phát ra âm thanh khi người dùng chạm vào lá.
CEATEC là triển lãm quốc tế giới thiệu những sáng tạo kỹ thuật tân tiến nhất, năm nay sự kiện lấy chủ đề “Hướng đến xã hội 5.0” bằng cách cân bằng giữa phát triển kinh tế với giải quyết vấn đề xã hội.
Biên Thùy (SHTT)