Theo CNET, khi nói đến công nghệ 5G, chúng ta thường tự nhủ rằng những điều chỉ xuất hiện trong các tiểu thuyết khoa học việc tưởng nay sắp thành hiện thực. Chúng ta vẫn hằng mơ về những ngôi nhà thông minh luôn được kết nối, với những chiếc xe tự lái hàng ngày đưa chúng ta tới nơi công sở và tốc độ đáng kinh ngạc kèm theo sự ổn định của đường truyền mạng giúp chúng ta đảm bảo việc lưu thông không ngắt quãng khi chia sẻ video.
5G còn được ca ngợi chính là hiện thân của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0). CEO của Qualcomm, Steve Mollenkopf còn gọi công nghệ này là điều vĩ đại nhất kể từ khi con người nghĩ ra điện.
Không thể phủ định được những tiện nghi mà nó mang lại cho những cộng đồng có khả năng tiếp cận với công nghệ 5G, nhưng còn những người không thể thì sao?
Với tất cả những tiềm năng của công nghệ 5G, có lẽ sẽ chỉ có một vài phần nhỏ của thế giới sẽ được chứng kiến công nghệ này hoạt động trong vài năm tới. Vẫn còn đâu đó những quốc gia đang tiến tới việc triển khai mạng 4G, còn có những quốc gia không không đủ khả năng cho hạ tầng mạng cơ sở. Trong báo cáo năm 2017 của liên minh Alliance for Affordable Internet (một sáng kiến về cung cấp mạng internet với mức giá phải chăng tới nhiều người hơn trên thế giới), hiện tại chỉ có 19 quốc gia cho rằng mình có mức giá internet chấp nhận được. Suy cho cùng, khoảng cách giữa giàu với nghèo sẽ lại được nới rộng. Những tiện nghi mới dành cho những người được kết nối sẽ tiếp tục là thứ khiến những người không thể bị bỏ lại ở phía sau.
Sonia Jorge, giám đốc điều hành của A4AI, cho rằng "5G là công nghệ có tiềm năng to lớn. Nó là một điều tuyệt diệu. Nhưng ở những nơi chúng tôi làm việc, nó vẫn chỉ là một cơ hội rất nhỏ bé".
Nếu những cuộc thảo luận diễn ra tại MWC là dẫn chứng thì chúng ta được thấy sự thật rằng những công nghệ tại đây không hề được dành cho những người thuộc thế giới không kết nối mà chỉ là những thứ tinh vi hơn và hiện đại hơn cho những người được tiếp cận với sự kết nối. Suy cho cùng người ta chỉ tập chung bàn tán những chuyện như T-Mobile và Sprint sẽ tiến hành mang 5G tới nhiều thành phố ở Mỹ trong năm nay, chẳng ai quan tâm tới việc tạo cơ hội được kết nối tới những người thuộc phần còn lại của thế giới.
Intertnet giá phải chăng cần có những thiết bị giá cũng phải chăng
Mạng 5G sẽ phá vỡ những giới hạn có sẵn của điện thoại thông minh nhưng không được kết nối không phải là lý do duy nhất ngăn cản người ta sở hữu những thiết bị thông minh như vậy.
Nhiều người trên thế giới vẫn còn không đủ khả năng sở hữu một chiếc điện thoại thông minh với mức giá ở hiện tại, và tất nhiên sự suất hiện của mạng lưới tốc độ cao cũng chẳng thể làm giảm bớt những con số ghi trên phiếu báo giá. Jorge cho rằng: "5G xuất hiện dẫn theo đó là nhu cầu về những thiết bị thông minh và điện thoại thông minh, những thứ mà ở hiện tại những người nghèo chẳng đủ tiền mua".
Việc hoàn thành xây dựng mạng lưới 5G tại châu Phi cũng chẳng thể thay đổi sự thật rằng những chiếc "feature phone" vẫn là dòng điện thoại có tốc độ phát triển nhanh nhất tại châu lục này trong năm 2017. Theo thống kê từ IDC, điện thoại thông minh đã đánh mất thị trường vào tay của những chiếc "feature phone". Nanjira Sambuli, người quản lý hoạt động vận động bình đẳng cho tổ chức Web Foundation, trong bài viết của mình cho viện Nghiên cứu Chính sách công, cho rằng : "Chúng ta đang có một hiểu lầm rằng vấn đề duy nhất về mạng lưới công nghệ thông tin và liên lạc chính là cơ sở hạ tầng, đó chính là cách tiếp cận kiểu ‘cứ xây đi và mọi thứ sẽ ổn thôi'".
Chúng ta cần nhiều thứ hơn là chỉ công nghệ 5G trong việc nâng cấp những gì đã có, bắt đầu với việc đánh giá những khoảng cách về công nghệ tương ứng với những khuôn mẫu truyền thống về sự bất bình đẳng. Và ngay cả khi họ được tiếp xúc và sử dụng mạng Internet, những kinh nghiệm và trải nghiệm của họ sẽ có sự phân hóa rõ rệt theo mức độ giàu nghèo.
Sambuli cho rằng: "Đó sẽ là rủi ro lớn nếu chúng ta tiếp tục theo đuổi lộ trình đầy vấn đề này để rồi hậu quả chính là "splinternet", lúc mà khả năng được trải nghiệm toàn bộ lợi ích của mạng internet sẽ trở thành chức năng để thể hiện sự giàu – nghèo".
Cuộc chiến khó nhằn
Để có thể không phạm sai lầm "splinternet" chúng ta cần sự chung tay của chính phủ và cả ngành công nghiệp.
Sambuli cho rằng: "Điều này phụ thuộc vào mong muốn chính trị và thiên hướng lãnh đạo". Cô còn cho biết thêm rằng các tổ chức, cơ quan và các công ty tư nhân cũng sẽ cần làm việc cùng nhau để "đánh giá xem khả năng của họ trong việc hỗ trợ những người chưa được kết nối, đồng thời cũng phải ghi nhớ rằng lí do chính của tình trang thực tế liên quan mạnh mẽ tới những bất bình đẵng đang tồn tại".
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, ông Jim Yong Kim, trong bài viết phát biểu của mình tại sự kiện MWC, đã đề cập tới tiềm năng của việc liên kết trong công cuộc giảm đói nghèo. Ông Kim đặc biệt nhấn mạnh 5G, nêu ra ví dụ về việc tích hợp những công dụng của Dữ liệu lớn (Big data) vào cùng với xu hướng vạn vật kết nối (IoT) để áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Đây đều là những lĩnh vực sẽ nhận được cú thúc lớn khi công nghệ 5G được ra mắt.
Ông nói với những người tại hội nghị: "Các bạn – những nhà khai thác dịch vụ di động – có thể và phải đóng vai trò then chốt trong việc đạt được những mục tiêu ấy. Tôi tin rằng nếu chúng ta làm việc cùng nhau, chúng ta có thể giải quyết được những thách thức lớn nhất mà toàn cầu phải đối mặt, đó là đói nghèo, bất bình đẳng, những đại dịch, nạn đói và sự thay đổi khí hậu".
Tiềm năng của công nghệ 5G, đặc biệt là khi áp dụng ở nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau từ chăm sóc sức khỏe đến việc tăng hiệu quả lưu thông của đồng tiền, đã được nhiều người khẳng định, trong đó có Hans Vereston, Giám đốc công nghệ của nhà mạng Verizon. Trong một cuộc phỏng vấn tháng trước, ông cho rằng: "Ngành công nghiệp này đều thấy được rằng công nghệ mà chúng ta đang khai thác có thể giúp thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn" nhưng ông cũng thừa nhận rằng những lợi ích này sẽ chỉ được nhìn nhận trong một đích đến dài hạn, còn về ngắn hạn thì sự chênh lệnh trong việc triển khai công nghệ này sẽ bị lộ rõ.
Điều này có nghĩa là những khoảng thời gian ban đầu khi công nghệ này được triển khai, sẽ có ít người nhìn ra được những lợi ích của nó, song về sau số người được tiếp cận với nó sẽ tăng dần. 5G không chỉ là một thế hệ của công nghệ, nó là một tiêu chuẩn được cả thế giới tin cậy vậy nên về lâu dài khi mà ngày càng có nhiều quốc gia nắm bắt theo công nghệ này, chi phí cho việc nâng cấp sẽ dần được hạ xuống.
Vereston tự tin khẳng định: "Đây sẽ là cách thức để nhiều cộng đồng có thể tiếp cận với công nghệ 5G. Sẽ ngày càng có nhiều người hơn sở hữu trên tay những thiết bị được kết nối".
Tuy tiềm năng thì là vậy song chúng ta vẫn còn một chằng đường dài để đi. Và để thực sự trở thành một công nghệ phổ thông, giá thành của thiết bị và dịch vụ 5G phải được hạ thấp hơn nữa, ngang bằng với sô tiền bỏ ra cho công nghệ 3G.
Theo TN (VnReview.vn)