Thiết kế smartphone đang xoay quanh 1 thứ
15 năm trước, có một dấu mốc quan trọng đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta tương tác với điện thoại - đó là việc Apple giới thiệu App Store cho iPhone vào năm 2008.
Do các App (Ứng dụng) hiện đang đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong trải nghiệm smartphone của người dùng nên các mẫu smartphone đều được thiết kế xoay quanh các App mà chúng ta vẫn quen thuộc.
Có thể nói cấu hình của smartphone hiện tại (Màn hình, Camera, RAM, bộ nhớ, dung lượng pin...) đều xoay quanh việc đáp ứng nhu cầu của các App.
Tuy nhiên vẫn có một vấn đề đó là các App thường hoạt động độc lập với nhau và nếu bạn muốn làm một điều gì đó như đặt trước bàn ở một nhà hàng - sẽ cần phải chuyển đổi qua lại giữa một loạt App như bản đồ, lịch, ứng dụng nhắn tin... để đảm bảo điều đó được thực hiện.
Nhưng...
Hiện cũng đã hơn 1 năm sau khi OpenAI giới thiệu chatbot ChatGPT, thứ mang tính lịch sử mở ra một thời đại mới của AI (trí tuệ nhân tạo).
Ngoài những thông điệp cường điệu, vẫn có một số cách tiếp cận thú vị liên quan đến việc kết hợp chúng vào các thiết bị để thực hiện những điều tưởng không mới nhưng theo cách nhanh chóng hơn.
Và tại triển lãm MWC 2024 (Hội nghị Di động Thế giới) vừa qua, tôi (Katie Collins) đã nhận thấy tiềm năng AI thay đổi cách chúng ta tương tác với các thiết bị cá nhân như điều App Store đã làm vào năm 2008.
Cụ thể ở quầy hàng của Deutsche Telekom trong MWC 2024, tôi đã phát hiện một công cụ AI như vậy - được gọi là T Phone - là dự án chung của nhà cung cấp dịch vụ di động của Đức và Brain.AI, một công ty có trụ sở tại San Francisco, Mỹ.
Đích thân ông Jerry Yue, CEO (Giám đốc điều hành) của Brain.AI đã trình diễn với tôi những gì T Phone có thể làm.
Ông đưa ra yêu cầu đặt 2 vé máy bay hạng nhất từ Barcelona đến Los Angeles vào ngày 12/3. App T Phone tạm dừng 1 phút trước khi hiển thị danh sách các chuyến bay trên màn hình chính.
Sau khi tìm thấy chuyến bay phù hợp nhất, Yue chuyển sang tùy chọn thanh toán mà không cần phải chuyển sang App khác.
Ông Yue lưu ý: "Với hệ thống App hiện có, chúng ta sẽ phải lên trong đầu kế hoạch thực hiện rất nhiều thao tác để làm những việc như trên. Sắp tới bạn chỉ cần đưa ra ý tưởng cho AI và nó sẽ làm mọi việc cho bạn".
Vị CEO cho biết thêm rằng AI đã tập hợp tất cả thông tin mà nó nghĩ rằng ông cần và sắp xếp chúng theo cách mà nó cho là định dạng hiển thị hữu ích nhất trên màn hình chính của điện thoại.
Vậy khái niệm mà T Phone đang trình diễn có thể sẽ tạo ra một thế giới không còn App?
Theo vị CEO của Deutsche Telekom Tim Hoettges thì ông tin rằng điều đó chắn chắn sẽ xảy ra. Không những vậy ông còn nhất mạnh rằng AI sẽ "tiêu diệt" các App trên điện thoại chỉ trong vòng từ 5 đến 10 năm tới.
Và khi đó người dùng sẽ không cần phải sở hữu các mẫu điện thoại đắt tiền đủ để chạy các App nặng nề mà chỉ cần một thiết bị giá rẻ (tất nhiên và với chip đủ mạnh) có thể kết nối với cloud (đám mây), nơi việc tính toán của AI sẽ hoạt động trên nó.
Tuy nhiên cá nhân tôi (Katie Collins) nghĩ rằng công nghệ này còn phải đi qua một chặng đường dài trước khi nó thực sự trở thành cách tương tác mặc định của chúng ta với điện thoại.
Theo Hoài Giang (Nguoiduatin.vn)