Cách 1: Thử trên một hệ thống khác
Cách này là cách rõ ràng và dễ nhận biết nhất. Nếu bạn có một bộ máy tính thứ 2 cũng sử dụng Windows 10, bạn có thể thử rút những linh kiện mà bạn nghi rằng đang gặp vấn đề gắn sang bên máy thứ 2. Nếu sau khi gắn mà bạn vẫn gặp phải lỗi cũ thì nguyên nhân đến từ lỗi phần mềm và ngược lại.
Dù cách này là cách trực quan nhất, nhưng lại khá bất tiện vì không phải ai cũng có điều kiện sắm tới 2 bộ máy PC. Nếu bạn cũng thuộc vào trường hợp này thì hãy thử cách 2 nhé!
Cách 2: Chạy Windows 10 ở chế độ Safe Mode
Safe Mode là chế độ hạn chế của Windows. Cụ thể là khi bạn chạy Windows 10 ở Safe Mode, tất cả mọi thứ có khả năng gây lỗi phần mềm đều bị vô hiệu hóa. Hay nói cách khác là những ứng dụng nào không phải là ứng dụng mặc định của Windows thì không thể chạy được.
Chính vì thế, nếu bạn chạy Windows 10 ở Safe Mode mà lỗi không xảy ra nữa thì khả năng cao là phần mềm có vấn đề. Còn nếu lỗi vẫn xảy ra thì có thể là do phần cứng. Đương nhiên là vẫn có một số trường hợp ngoại lệ nhưng đây là cách đơn giản nhất nếu bạn không có một bộ máy thứ 2 để thử.
Cách truy cập chế độ Safe Mode cho Windows 10
Bạn bấm vào Windows chọn Power, sau đó nhấn đè Shift rồi chọn Restart.
Khi bạn Restart máy tính khi giữ phím Shift, bạn sẽ truy cập vào chế độ Troubleshooting. Tại đây, bạn bấm theo thứ tự sau Troubleshoot > Advanced Options > See more recovery options > Startup Settings
Sau đó chọn Restart rồi bấm phím 4 để truy cập chế độ Safe Mode (thông thường sẽ là số 4, nhưng nếu muốn chắc ăn thì bạn nên xem hết danh sách nhé).
Khi truy cập chế độ Safe Mode sẽ có 4 water mark xuất hiện ở 4 góc màn hình ám chỉ rằng bạn đang ở trong Safe Mode. Để thoát khỏi chế độ này, bạn đơn giản chỉ cần restart lại máy tính, nếu desktop của bạn quay lại bình thường thì bạn đã thoát khỏi chế độ Safe Mode.