Neeraj Arora - CEO kinh doanh của WhatsApp - ứng dụng được Facebook mua lại vào năm 2009 với giá 19 tỷ USD, vừa tuyên bố sẽ rời khỏi công ty.
Ông là một trong số hàng loạt CEO cấp cao của Facebook ra đi từ đầu năm nay.
Theo Business Insider, quyết định của Arora theo sau cuộc ra đi ồn ào do mâu thuẫn của những người đồng sáng lập WhatsApp với ban Giám đốc của Facebook.
Ông cho biết: "Đây là thời điểm để tiến lên, tôi vô cùng tự hào khi WhatsApp đang tiếp cận người theo nhiều cách khác nhau mỗi ngày. Tôi tự tin rằng WhatsApp sẽ tiếp tục là một công cụ giao tiếp đáng tin cậy, an toàn và đơn giản trong nhiều năm tới".
"Tôi cần nghỉ một thời gian để lấy lại năng lượng và dành thời gian cho gia đình", Arora nhấn mạnh.
Tháng 4 năm nay, người đồng sáng lập, CEO của WhatsApp - Jan Koum tuyên bố nghỉ việc do những bất đồng với ban lãnh đạo Facebook về vấn đề bảo mật.
Tháng 6, Bret Taylor – CEO Công nghệ thông tin của Facebook – cũng đã từ chức.
Tháng 9, người đồng sáng lập khác của WhatsApp - Brian Acton, tuyên bố rời công ty do những mâu thuẫn lớn với ban lãnh đạo Facebook về phương thức kiếm tiền của WhatsApp.
Trước đó, ông kêu gọi người dùng xoá tài khoản Facebook trong chiến dịch mang tên #DeleteFacebook.
Brian Acton nói rằng CEO Mark Zuckerberg và các CEO khác của Facebook muốn bắt đầu khai thác quảng cáo nhắm tới người dùng WhatsApp và bán các công cụ phân tích kinh doanh.
Và đó là 2 kế hoạch mà ông hoàn toàn không đồng ý.
Vào đầu năm, Kevin Systrom và Mike Krieger, 2 người đồng sáng lập của Instagram - ứng dụng được Facebook mua lại vào năm 2012 với giá 1 tỷ USD cũng rời khỏi công ty.
Hồi tháng 10, Brendan Iribe, người đồng sáng lập của Oculus - công ty thực tế ảo thuộc sở hữu của Facebook cũng đưa ra quyết định nghỉ việc tương tự.
Nối gót các lãnh đạo cao cấp, Ethan Beard – CEO Quan hệ nền tảng và Katie Mitic – CEO Quan hệ tiếp thị của Facebook đều nắm tay nhau rời khỏi mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook.
Được biết, Beard – cựu nhân viên Google – đã giúp ổn định nền tảng Facebook sau một thời gian đấu tranh nội bộ và quản lí lục đục từ năm 2008.
Trong khi đó, Mitic – cựu Giám đốc Palm và Yahoo, đồng thời là thành viên ban giám đốc eBay – cũng giúp hình thành mối quan hệ giữa Facebook và eBay.
Hình ảnh mạng xã hội này đã bị ố hoen kể từ sau cuộc khủng hoảng bắt đầu vào cuối 2016, với đầy rẫy nghi ngờ về những tin giả bị phát tán trên đó.
Facebook đã có khoảng thời gian dài vật lộn với những nghi ngờ bị Nga lợi dụng điều khiển cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, và sự cố rò rỉ 50 triệu dữ liệu người dùng Cambridge Analytica.
Sự việc càng trở nên trầm trọng hơn khi xuất hiện liên tiếp các cáo buộc về vai trò của công ty trong bảo mật dữ liệu người dùng, gây ảnh hưởng đến tính dân chủ, cam kết của Facebook trong việc tạo ra không gian web lành mạnh cho người dùng.
Không chỉ vậy, mạng xã hội này hứng chịu thêm áp lực mới khi một nhóm thượng nghị sĩ đảng Dân chủ yêu cầu CEO Mark Zuckerberg lên tiếng trước những tin tức rằng Facebook đã có biện pháp "trả đũa những người chỉ trích việc thực hiện chính sách riêng tư cũng như những nỗ lực ngăn chặn tuyên truyền của Nga trên mạng xã hội này".
Trong bối cảnh tình hình tài chính không thuận lợi sau khi IPO và công ty tái cấu trúc bộ máy quản lí, không có gì ngạc nhiên khi có thêm vài CEO thôi việc tại Facebook.
Đã tới lúc Facebook nên hành động để thu hút và giữ chân nhân tài nếu không muốn tiếp tục phát triển theo con đường của một doanh nghiệp mới thành lập.
Theo New York Times, tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu lợi nhuận cũng như hình ảnh của công ty.
Theo đó, cổ phiếu Facebook đóng cửa phiên ngày 26/11 ở mức 136,38 USD/cổ phiếu, giảm 25% so với đầu năm 2018.
Mark Zuckerberg đã phải điều trần trước các nhà lập pháp của Mỹ, xin lỗi liên tục và hứa sẽ hành động một cách mạnh mẽ hơn.
Chính phủ nhiều nước cũng bắt đầu triển khai một loạt động thái thắt chặt quản lý với Facebook, buộc mạng xã hội này tuân thủ tốt hơn các quy định về bảo mật lẫn nghĩa vụ đóng góp thuế với các quốc gia mà nước này hoạt động.
Theo Minh Anh (Nguoiduatin.vn)