Nếu những đứa trẻ nhà bạn đang chơi tựa game nổi tiếng nhất thời điểm hiện tại – Among Us, hẳn là bạn đã từng nghe chúng tranh luận về việc ai là kẻ mạo danh khi thấy một người chơi bị hạ gục. Vậy thì Among Us là gì và liệu nó có an toàn đối với trẻ?
Gần đây phụ huynh đã đặt rất nhiều câu hỏi cho các chuyên gia về trò chơi này, và sau đây sẽ là phần tổng hợp các câu trả lời và giải thích từ họ.
"Among Us" là gì?
Among Us là một tựa game online cho phép nhiều người chơi do InnerSloth phát triển vào năm 2018. Nhưng mãi đến 2020 thì tựa game này mới bỗng chốc trở nên nổi tiếng nhờ vào các video chơi game được đăng tải trên YouTube và Tiktok. Trong số những người góp phần "hồi sinh" tựa game này, 2 đại diện nổi bật là Alexandria Ocasio-Cortez và Ilhan Omar, họ đã livestream chơi Among Us trên nền tảng Twitch và thu hút rất nhiều người xem.
Hiện tại, Among Us cho phép tải xuống miễn phí trên cửa hàng ứng dụng của Apple và Android, còn trên máy tính, người chơi có thể mua tựa game này với giá 5$ trên Steam.
Cách chơi Among Us
Người chơi sẽ tham gia game theo các nhóm từ 4-10 người, có thể chơi online hoặc chơi qua clan nhờ vào kết nối Wifi. Những người chơi sẽ vào vai phi hành đoàn trên tàu vũ trụ, trạm vũ trụ, hoặc căn cứ vũ trụ đặt trên các hành tinh và bắt đầu làm nhiệm vụ. Nhưng điểm đặc biệt của trò chơi là trong số phi hành đoàn (Crewmates) sẽ có một hoặc 2 người ngoài hành tinh mạo danh (Impostor), impostor sẽ bắt đầu tìm cơ hội "giết" từng người trong phi hành đoàn.
Trong lúc người chơi hoàn thành các nhiệm vụ được giao như sửa tàu hoặc căn cứ để đưa phi hành đoàn trở về nhà, thì impostor sẽ cố gắng để "giết" từng người một mà không để lộ danh tính của mình. Người chơi có thể triệu tập các cuộc họp khẩn cấp (emergency meeting) để trao đổi về người mà họ nghĩ là impostor, và đưa ra các lí do cũng như lập luận để thuyết mục mọi người bỏ phiếu, sau mỗi lần bỏ phiếu và loại bỏ những người bị nghi ngờ, crewmate sẽ ghi nhớ các thông tin để tiếp tục suy luận cho lần trao đổi tiếp theo. Cứ như vậy cho đến khi có một phe giành chiến thắng.
Cách chơi của Among Us khá đơn giản và dễ hiểu, nên các bậc phụ huynh dù không rành về trò chơi điện tử cũng có thể tham gia chơi cùngcon mình.
Những điều mà phụ huynh nên biết
Common Sense Media, một tổ chức phi lợi nhuận thành lập nhằm giúp đỡ các bậc phụ huynh trong việc định hướng phát triển cho con cái trong thời đại kỹ thuật số, đã gợi ý rằng chỉ nên cho các trẻ từ 10 tuổi trở lên chơi Among Us, vì lo các em nhỏ hơn có thể bị ảnh hưởng tiêu cực từ những lời nói dối nhằm che giấu thân phận của mình trong game.
Jeff Haynes, một biên tập viên về web và video game cấp cao tại Common Sense Media cho biết: "Among Us chỉ xoay quanh những lời giả dối, bao biện, khi những người chơi trong vai impostor sẽ bắt đầu nói dối để trà trộn vào nhóm crewmates và bắt đầu giết hoặc phá hoại công sức sửa chữa của họ để giành chiến thắng. Nhìn qua thì thấy tựa game này mang các ý niệm khá tiêu cực, tuy nhiên, những hoạt động trong game lại được hoạt hình hóa và trông rất hài hước, đồng thời Among Us cũng giúp phát triển khả năng làm việc nhóm cũng như hợp tác khi người chơi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình."
Nói tóm lại, trẻ cần phải ở một độ tuổi nhất định để có thể nhận thức và phân biệt rõ việc che giấu thân phận trong game và nói dối ở đời thực là hoàn toàn khác nhau nếu muốn tham gia tựa game này.
Trò chơi này liệu có an toàn?
Vì cách chơi của Among Us khá đơn giản và dễ hiểu, nên các bậc phụ huynh nên cẩn trọng với các trẻ còn quá nhỏ tuổi để tránh tiêu cực cho sự phát triển của trẻ sau này.
Theo VNReview