Được biết thương vụ này có một thời gian bị tạm hoãn, nhưng giờ thì nó đã được tiếp tục. Chưa rõ là AMD có mua được Xilinx hay không, nhưng quyết định cuối cùng sẽ được thông báo sớm nhất vào tuần tới.
Cả 2 công ty đã từng hợp tác chặt chẽ với nhau trong các dự án về deep learning (học sâu), chẳng hạn như Xilinx từng cung cấp giải pháp deep learning cho vi xử lý AMD EPYC. FPGA là những thiết bị bán dẫn có khả năng tái thiết lập (reconfigure) nhanh chóng trong lúc đang vận hành.
Nó có một số lợi thế nhất định so với những thứ khác như CPU và GPU trong nhiều tác vụ. Trong tay Xilinx là vô số công nghệ xịn sò. Chẳng hạn, nền tảng ACAP (Adaptive compute acceleration platform) Versal Premium 7nm hỗ trợ giao tiếp PCIe 5.0 và kết nối CXL, bộ thu phát 112G, Ethernet 600G, băng thông của network-on-chip (NOC) đạt 123 TBps.
Việc sở hữu công nghệ của Xilinx sẽ giúp AMD tạo ra các giải pháp CPU+FPGA, khá là phù hợp với thiết kế chiplet hiện tại của AMD. Viễn cảnh là những con chip AMD EPYC dành cho trung tâm dữ liệu có thể sẽ được tích hợp chiplet FPGA để tăng hiệu năng của các tác vụ AI.
Đáng chú ý một điều là Intel đã mua lại đối thủ của Xilinx là Altera với giá là 16,7 tỷ USD vào năm 2015, và đã sáp nhập nó vào chung nhóm Programmable Solutions Group (PSG).
Nếu AMD hoàn thành thương vụ mua lại Xilinx thì gần như chắc chắn rằng Intel sẽ phải tiếp tục đối đầu với AMD trong một mảng nữa. Ngoài ra, Xilinx cũng có nhiều công nghệ cho phép AMD cạnh tranh với NVIDIA, nhất là sau thương vụ NVIDIA mua mua lại ARM với giá 40 tỷ USD.
Duy Anh (Nguoiduatin.vn)