1. Liên tục cắm sạc
Điện thoại, laptop đều có chức năng tự ngắt khi đã được sạc đầy. Tuy nhiên, nếu như chúng ta cứ để pin được sạc liên tục mặc dù nó đã full 100% rồi thì quả thực không tốt một chút nào. Bởi vì nếu cứ liên tục cắm điện, thiết bị sẽ ở trong tình trạng nhiệt độ tăng cao lên khiến đồ dễ bị hỏng hóc.
Nhiệt độ quá cao ảnh hưởng không tốt tới tuổi thọ của những món đồ công nghệ. Thế nên, bạn nếu thấy thiết bị của mình đầy rồi thì ngưng lại, rút ra chờ khi nào nó gần hết hãy sạc tiếp chứ đừng kiểu vì ngại mà cắm liên tục. Nhất là với những người làm việc văn phòng, luôn phải sử dụng máy tính hoặc khi bạn xem phim bằng di động ấy.
2. Không tháo ốp lưng, bao da khi sạc
Điện thoại di động thường được chúng ta bọc cho một lớp bao da hoặc ốp lưng vừa đẹp, vừa sang mà lại giảm tỷ lệ vỡ nếu chúng bị rơi rớt. Nhưng đây cúng chính là thủ phạm khiến chiếc điện thoại của bạn không thể tỏa hết nhiệt ra khi sạc pin.
Mà bạn cũng biết đấy, nhiệt độ khi bạn sạc pin còn cao gấp nhiều lần nhiệt độ lúc bạn sử dụng. Mà nhiệt độ không tỏa ra được khiến pin bị nóng hơn bình thường, tất nhiên là nó cũng nhanh hỏng hơn nếu lặp lại thường xuyên. Nên nếu cứ duy trì thói quen này thì điện thoại mình mới dùng được một thời gian có khi cũng bị chai pin, pin dùng được tí đã hết, phải sạc liên tục.
3. Lạm dụng sạc không dây
Sạc dự phòng trở thành thứ đi kèm không thể thiếu khi bạn ra ngoài. Dù là đi du lịch, đi chơi nói chung là cứ đi xe là sạc dự phòng sẽ kè kè bên bạn. Điều đó cũng tốt thôi vì đề phòng trường hợp điện thoại hết pin giữa chừng hoặc tới nơi đó nhưng lại mất điện, bạn sẽ không phải lo lắng nhiều
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn không nên lạm dụng thiết bị này vì nói thực nhiệt độ tản ra từ bộ sạc này cực cao, nó sẽ khiến pin điện thoại bị phá hủy nhanh gấp 3 lần bình thường. Thế nên, nếu bạn muốn bảo vệ pin điện thoại thì tốt nhất hãy hạn chế việc sử dụng sạc không dây.
4. Luôn sạc bằng cổng USB
Cái này hay xảy ra với dân văn phòng, vì vừa dùng laptop lại muốn sạc điện thoại thì chỉ cần cắm thêm dây sạc vào cổng USB giống như chuột vậy. Quá bình thường và tiện nữa. Nhưng bạn biết mà, khi sạc bằng cổng USB thì quá trình đầy pin chậm hơn rất nhiều, có khi bạn chẳng dùng gì tới nhưng sạc nửa ngày vẫn chưa đầy.
Đó là do nguồn điện áp trên máy tính không thể bằng được với nguồn điện áp trực tiếp khi chúng ta sạc bằng củ sạc chính hãng. Nên nếu sạc bằng dây sạc qua cổng USB thường xuyên thì đừng hỏi tại sao mấy hôm trước điện thoại dùng liên tục 3 tiếng mới hết pin mà giờ mới được hơn 1 tiếng đã còn 2% pin rồi.
5. Không dùng thiết bị chính hãng
Một món đồ điện tử khi ra đời đều có đầy đủ tai nghe, bộ sạc để cung cấp năng lượng. Nhưng nhiều khi chúng ta vì tiện hoặc bộ sạc hỏng rồi, không muốn mua cái mới nên dùng luôn cái cũ cũng chẳng sao.
Nhưng dù sao thì đó cũng là của hãng khác nên khi dùng nó có thể gây nổ do chúng không được gắn thiết bị chống sạc quá tải. Mặc dù chúng có thể vừa chân, sạc được nhưng lại không phải “sinh ra là dành cho nhau” nên tất nhiên có nhiều hạn chế. Về lâu dài chắc chắn thiết bị của bạn sẽ gặp vấn đề liên quan tới hao pin, chai pin nhiều khi còn là điện thoại bị chập chờn nữa.
6. Cắm cố định bộ sạc vào nguồn điện
Thực tế thì ai cũng sẽ làm điều này vì bạn rất ngại việc khi mình cần tìm mãi không thấy dây sạc đâu, hoặc khi muốn sạc điện thì bạn phải mất công đi cắm dây vào ổ điện. Mặc dù nó tiện lợi là thế nhưng nó không phải là gợi ý tốt nhất mà cũng không hề an toàn.
Bởi vì, nếu bạn cắm phích cắm vào ổ điện thường xuyên thì dù bạn không sử dụng nó vẫn xảy ra hiện tượng truyền dẫn điện. Nếu vào ngày mưa mà hệ thống chống sét chập chờn hoặc không có thì dễ bị chập điện lắm.
Thế nên, tốt nhất là bạn cứ rút ra, khi nào cần hãy cắm vào, vừa đỡ tốn một khoản mua mới lại vừa an toàn.
Theo Dân Sinh