Theo PhoneArena, kết quả này đồng nghĩa với khoảng 1/3 người dùng smartphone có nguy cơ tiết lộ thông tin tài chính của họ cho kẻ gian.
Cuộc điều tra được Avast thực hiện với 40.000 người ở 12 quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật, Mexico, Argentina, Indonesia, Cộng hòa Séc, Brazil và Tây Ban Nha. Ứng dụng ngân hàng di động hợp pháp và giả mạo được sử dụng trong cuộc khảo sát là các công ty toàn cầu đã bị bọn tội phạm nhắm mục tiêu xấu.
Avast cho biết 43% người tham gia cuộc khảo sát sử dụng ứng dụng di động cho các giao dịch ngân hàng, 30% không sử dụng và tránh xa nó vì sợ không có an ninh đảm bảo để bảo vệ họ khỏi các hoạt động gian lận. 58% số người trả lời nhầm lẫn xem ứng dụng ngân hàng chính thức là giả mạo, trong khi 36% nghĩ rằng các ứng dụng giả mạo là thật.
Ở Mỹ, ít người tiêu dùng nghĩ sai về ứng dụng thật là giả mạo (40%) nhưng nhiều hơn (42%) cho rằng ứng dụng giả là thật. Nếu đây là các vấn đề, người tiêu dùng cần đảm bảo ứng dụng ngân hàng của họ là thật, mà theo Avast cảnh báo điều này áp dụng cho cả Android lẫn iOS.
Theo Avast, việc phân biệt đang ngày càng trở nên khó khăn hơn khi mà tin tặc ngày càng tinh vi hơn trong việc tạo ra các ứng dụng ngân hàng di động trông giống như thật.
Công ty an ninh mạng này đã phát hiện ra phiên bản mới nhất của Trojan BankBot trong Google Play Store được ngụy trang dưới dạng ứng dụng đèn pin và chơi bài. Khi các ứng dụng này được cài đặt trên smartphone, phần mềm độc hại sẽ tạo lớp phủ giả mạo trên ứng dụng ngân hàng di động thực nhằm thu thập thông tin tài khoản từ người dùng nghĩ rằng họ đang nhập vào ứng dụng thực.
Theo Kiến Văn (Thanh Niên Online)