Giữ vững truyền thống dù bị đô hộ
Trobriand là một quần đảo được đặt tên theo vị đại uý trên con tàu Esperance của Pháp. Vào năm 1894, sự cai trị của người Anh xuất hiện, tuy nhiên, người dân địa phương vẫn sống theo những tập tục từ đời cha ông để lại. Sính lễ trong đám cưới chỉ là khoai và một hòn đá được đánh bóng. Khoai cũng là đơn vị tiền tệ phổ biến.
Ngoài ra, những mâu thuẫn sẽ được giải quyết bằng những cuộc thi đánh bóng mà không phân biệt giới tính. Đồng thời đây cũng là dịp để những ngôi làng chế giễu và thách thức nhau. Những hoạt động thổi sáo, hát hò, cùng những cô gái chỉ mặc váy, cài hoa và nhảy múa rất khiêu gợi.
Hiện nay, quần đảo Trobriand vẫn duy trì cuộc sống mẫu hệ nên những tập tục này luôn ưu ái phái đẹp.
Trai gái trên đảo quan hệ tình dục từ 6 hoặc 10 tuổi
Người dân sống trên đảo được phép quan hệ từ rất sớm, nam từ 10 đến 12 tuổi, nữ giới từ 6 đến 8 tuổi - điều được coi là bất hợp pháp ở những quốc gia khác. Dù đã kết hôn hay chưa, việc quan hệ tình dục vẫn vô cùng thoái mái.
Đặc biệt, những căn lều có tên là "bukumatula" được dựng lên để dành cho những thanh niên chưa kết hôn qua đêm với người tình của mình.
Phụ nữ có nhiều tình nhân và không cần phá thai
Việc tránh thai được biết đến từ rất sớm, nhưng nếu lỡ mang bầu, các cô gái nơi đây cũng không cần phải bỏ đứa trẻ đi. Đặc biệt, một cô gái muốn có bao nhiêu tình nhân cũng được mà không hề bị đánh giá. Trong việc chăn gối của vợ chồng, đàn ông nếu muốn được "chiều" thì phải tặng quà cho vợ. Nếu một đứa trẻ sinh ra mà không có bố, gia đình cô gái sẽ giữ lại để nuôi vì quan niệm đàn ông chỉ giúp thụ thai, còn người cha thật là vị thần Baloma.
Hiện nay, đối mặt với thế giới hiện đại hơn, trẻ em ở Trobriand đã được đi học và giáo dục về giới tính, nhưng những quan niệm này vẫn không hề bị thay đổi. Tuy nhiên, chỉ có những người dân địa phương luôn tự hào và đánh giá cao dòng dõi tổ tiên, mới được thực hiện những tập tục này. Theo họ, bộ gene mà họ có là cao quý và không muốn truyền cho bất kỳ người ngoài nào khác. Hệ luỵ của phong tục này là nguy cơ nhiễm HIV/AIDS rất cao. Người dân địa phương gọi đây là căn bệnh "vô phương cứu chữa", nhưng họ nhất quyết không từ bỏ lối sống này.
Nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Pháp, Eric Lafforgue đã có dịp tới thăn quần đảo này và khám phá ra những điều kỳ lạ ấy. Ông cho biết:" Nền giáo dục phương Tây đã thay đổi được quan điểm của một vài người, nhưng không phải là tất cả. Họ sẽ không bao giờ thay đổi lối sống của mình vì bất kỳ lý do nào".
Theo Hạnh Nguyễn (Khampha.vn)