Những ngôi mộ cài mật mã "đánh đố" hậu thế

09/10/2017 09:46:00

Ngôi mộ hai người vợ đầu của bác sĩ Beam mang một câu đố khiến các nhà sử học và mật mã học "điên đầu" suốt 80 năm.

Ngôi mộ hai người vợ đầu của bác sĩ Beam mang một câu đố khiến các nhà sử học và mật mã học "điên đầu" suốt 80 năm.

Nghĩa trang Rushes, gần Crosshill, Wellesley, có một ngôi mộ nổi tiếng, thu hút nhiều du khách ghé thăm khi có dịp tới Ontario, Canada. Đó là mộ phần hai người vợ của bác sĩ Samuel Bean. Phần lớn mọi người tới đây là để giải câu đố được ẩn trong "ma trận" con số và chữ cái ghi lên trên bia của ngôi mộ này. Đến nay, vẫn chưa ai có đáp án chính xác.

Khi còn sống, hai người vợ của bác sĩ Beam đều rất thích chơi trò giải câu đố. Do vậy, ông chôn hai người vợ cạnh nhau, và dựng chung một tấm bia trong nghĩa trang Rushes.

nhung-ngoi-mo-cai-mat-ma-danh-do-nguoi-vieng-tham

Ngôi mộ của hai người phụ nữ được nổi tiếng nhờ chồng, bác sĩ Samuel Beam. Ảnh: Amusing

Trên tấm bia lớn, Bean khắc 225 chữ cái và các con số ngẫu nhiên, không theo một luật lệ nào. Người ta tin rằng, trên tấm bia đó là một câu đố mà bác sĩ nặng tình muốn dành tặng hai người vợ, theo Amusing.

Kể từ lúc dựng bia, bác sĩ Bean nhận được nhiều yêu cầu tiết lộ thông điệp bí ẩn mà ông giấu trong "ma trận" chữ cái. Nhưng đáp lại, Bean chỉ im lặng. Vào năm 1904, trong một kỳ nghỉ ở Cuba, Bean đã ngã xuống biển khi đi thuyền buồm và chết đuối. Bí mật về mật mã giấu trên ngôi mộ kia mãi mãi được giữ kín. 

Sau nhiều năm, tấm bia ban đầu đã bị phá hủy nặng nề. Vào năm 1982, nó được thay thế bằng một bản sao làm từ đá granite. Tấm bia cao gần một mét, phía trên những hàng chữ bí ẩn là hình ảnh một bàn tay và dòng chữ "Gone Home" (Về nhà).

Năm 1947, khoảng 80 năm sau khi hai người vợ của bác sĩ Bean được chôn cất, lần đầu tiên câu đố đã được giải bởi người coi sóc nghĩa trang John L Hammond. John đã sao chép các dòng chữ, mang về nhà nghiên cứu. Sau vài tháng, ông đã tìm ra quy luật của nó. Lời giải được bắt đầu từ chữ cái thứ 7 tính từ trên xuống thuộc hàng thứ 7 từ trái sang, sau đó đọc theo hình xoắn ốc vuông, rồi zig-zag.

Thông điệp bí ẩn mà Bean giấu trên tấm bia của hai người vợ được John giải mã, tạm dịch là: Trong hai ngôi mộ này là Henrietta, vợ đầu của bác sĩ S. Bean, chết ngày 27/9/1865 khi mới 23 tuổi, 2 tháng, 17 ngày. Người vợ thứ hai, Susanna, chết vào ngày 27/4/1867 khi 26 tuổi, 10 tháng, 15 ngày. Họ là hai người vợ mà tôi không thể tìm được ai tốt hơn. Họ là các món quà mà chúa trời ban tặng nhưng giờ đều đã ở trên thiên đường. Hy vọng Chúa sẽ để tôi gặp họ trên đó.

Tuy nhiên, lời giải này nhanh chóng được nhiều người phát hiện ra sai sót, như một số chữ cái không chuẩn. Theo một số người đã tới viếng thăm ngôi mộ nổi tiếng, có thể sai sót này là do sao chép từ bản khắc trên bia mộ cũ sang mới.

Samuel Bean không phải người đầu tiên đánh đố người còn sống bằng những mật mã khó hiểu ghi trên mộ người chết. Phía đông của nhà thờ Đức Bà Monmouth, xứ Wales là ngôi mộ của họa sĩ John Reine, mất năm 1832. Trên bia mộ của John cũng khắc 285 chữ cái.

nhung-ngoi-mo-cai-mat-ma-danh-do-nguoi-vieng-tham-1

Ngôi mộ của John Reine. Ảnh: Amusing

Các nhà mật mã đã giải mã được nội dung mà tấm bia này muốn truyền tải. Đó là dòng chữ: Here John Renie (John Reine yên nghỉ ở đây). Dòng chữ này có thể đọc được theo bất kỳ hướng nào và có tới 46.000 cách đọc khác nhau. Nhiều người tin rằng chính Renie đã khắc mật mã này lên tấm bia như một cách đánh lạc hướng ma quỷ, giúp ông lên thiên đường an toàn.

Theo Anh Minh (Ngoisao.net)

Nổi bật