Ngôi làng bí ẩn nơi có hàng ngàn con chim bay đến "tự sát" mỗi năm

12/10/2016 10:00:00

Không hiểu vì lý do gì mà cứ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm hàng ngàn con chim lại rủ nhau về ngôi làng này để... chết.

Không hiểu vì lý do gì mà cứ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm hàng ngàn con chim lại rủ nhau về ngôi làng này để... chết.

Jatinga là một ngôi làng nhỏ nằm ở Assam, một bang thuộc vùng Đông Bắc Ấn Độ. Được bao quanh bởi những dãy núi yên bình, ngôi làng sở hữu nhiều phong cảnh thiện nhiên đẹp đẽ, những vườn cây xanh tốt và những con người thân thiện. Nhưng đó không phải là điều khiến Jatinga trở nên nổi tiếng. 

ngoi-lang-bi-an
Các nghiên cứu chuyên sâu vẫn không thể đưa ra lời giải đáp cho hiện tượng kỳ lạ ở ngôi làng này.

Hiện tượng này chỉ xảy ra tại làng Jatinga vào khoảng thời gian tháng 9 và tháng 10 hàng năm. Theo người dân trong làng, hàng năm, cứ vào đợt gió mùa cuối năm, một số loài chim di cư và cả những loài chim sống trong quanh làng đột nhiên xuất hiện và... chết ở đây. 

Thời điểm xảy ra hiện tượng này thường là vào buổi hoàng hôn, lúc trời nhập nhoạng tối, hàng trăm con chim lao từ trên trời xuống với tốc độ nhanh rồi đâm vào cây cối hoặc các ngôi nhà trong làng và chết.

ngoi-lang-bi-an
 
ngoi-lang-bi-an
Điều kỳ lạ là có hàng ngàn con chim rủ nhau về đây để... chết.

Việc chim tự sát với số lượng lớn như vậy là chưa từng xảy ra nên cả những người dân trong làng và các nhà khoa học đều tỏ ra rất ngạc nhiên và lạ lùng. Trong nhiều năm, người dân làng Jatinga đã tin rằng những linh hồn của ma quỷ sống lưu lạc trên bầu trời chính là thủ phạm gây ra cái chết cho hàng trăm con chim hàng năm.

Tất nhiên, điều đó hoàn toàn không đúng sự thật. Sau một vài nghiên cứu và khảo sát được tiến hành, một số nhà khoa học đã kết luận rằng có thể những con chim bị mất phương hướng trong điều kiện thời tiết nhiều sương mù do gió mùa gây ra, trên đường bay, chúng bị thu hút bởi những ánh đèn trong ngôi làng nên lao xuống trong vô thức và gây ra cái chết. 

Tuy nhiên, không phải tất cả những con chim đều “tự tử thành công”, một số con vẫn còn sống nhưng bị thương khá nặng nên chúng trở thành bữa ăn cho người dân trong làng. Điều kỳ lạ là những con chim này không có bất cứ kháng cự hay tỏ ra sợ hãi chút nào khi có sự xuất hiện của con người.

ngoi-lang-bi-an

Khi tìm kiếm manh mối để giải mã hiện tượng bí ẩn này, các nhà khoa học cho biết, tất cả những con chim đều đến từ những vùng phía Bắc hoặc là loài chim sống ở địa phương. Chứng minh điều này, người dân và các nhà nghiên cứu đã đặt đèn dọc theo khu vực phía Nam của ngôi làng nhưng không có bất cứ dấu hiệu nào giống như vậy.

Bên cạnh đó, những “nạn nhân” của các vụ tự sát không thuộc loài chim di cư đường dài. Qua khảo sát, 44 loài chim được xác định là đến từ các thung lũng và sườn đồi gần đó. Chúng bao gồm cả bói cá, vạc đen, cò bợ và một số loài khác.

Sau đó, một vài khám phá thú vị do các nhà khoa học thực hiện đã đưa ra giả thiết rằng có vẻ như môi trường sống của các loài chim bị tàn phá do lũ lụt, buộc chúng phải di chuyển đến nơi khác và ngôi làng Jatinga nằm trên hành trình di cư của chúng. Tuy nhiên, giả thiết này vẫn chưa đề cập đến việc tại sao hàng trăm con chim lại cùng nhau tự tử ở cùng một địa điểm tại cùng một thời điểm hàng năm.

ngoi-lang-bi-an

Anwaruddin Choudhury, một nhà nghiên cứu chim nổi tiếng ở Assam cho biết: “Tôi có thể khẳng định đó chắc chắn không phải là hành vi tự sát. Nhưng việc những loài chim này bị thu hút bởi ánh sáng và bay đến bất cứ nơi nào có nguồn sáng vẫn là vấn đề làm lúng túng rất nhiều chuyên gia”.

Sau khi hiện tượng này xuất hiện và được “lưu truyền” khắp thế giới, ngôi làng Jatinga nhỏ bé đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút được sự quan tâm của cả giới yêu động vật hoang dã, các nhà khoa học và cả khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. 

Nó không chỉ đem lại nguồn thu từ du lịch khá lớn cho người dân địa phương khi mùa mưa đến mà còn trở thành nguồn thực phẩm “đặc sản” của ngôi làng vào khoảng thời gian này trong năm. Để có thể bắt được những con chim, những người trong làng còn bảo nhau đặt bẫy, họ cố tình thắp sáng đèn và để vào trong một chiếc lồng để dụ những con chim. 

Đến nay, hiện tượng chim "tự sát" vẫn là một dấu hỏi lớn đối với các nhà khoa học. Những bí ẩn xung quanh nó và các giả thiết khoa học đặt ra được trình bày chi tiết trong cuốn sách có tên “Birds Assam” do nhà nghiên cứu chim Dr Anwaruddin Choudhury chủ biên.

Theo Cloud (aFamily.vn/Trí Thức Trẻ)

Nổi bật