Bà Vassilyev đã có 16 lần sinh đôi, 7 lần sinh ba và 4 lần sinh tư. Tổng số bà có 69 người con.
“69 em bé? Nghe có vẻ không tưởng.” – James Segars, Giám đốc Bộ phận khoa học sinh sản và nghiên cứu sức khỏe phụ nữ tại Đại hack Johns Hopkins nói.
Người phụ nữ khó đáp ứng được nhu cầu sinh 69 người con
Từ những thông tin về trường hợp của bà Vassilyev, các chuyên gia đặt ra câu hỏi: Liệu chỉ trong 40 năm, bà có thể mang thai 27 lần hay không? Câu trả lời là có. Đặc biệt, thời gian bà Vassilyev mang thai sinh ba, sinh tư thường ngắn hơn bình thường.
Tính toán nhanh như sau: Bà Vassilyev có 16 lần sinh đôi, mỗi lần mang thai khoảng 27 tuần. 7 lần sinh ba, mỗi lần mang thai 30 tuần. 4 lần sinh tư, mỗi lần mang thai 30 tuần. Như vậy, tổng thời gian mang thai cặp là 18 năm, chiếm một nửa thời gian đã ghi nhận.
Một bức hình chụp ảnh đại gia đình Vassilyev với 69 người con. |
Trước khi mãn kinh, khả năng sinh sản của phụ nữ cũng liên tục suy giảm. “Tỷ lệ sinh con mỗi chu kỳ của một người phụ nữ 45 tuổi là khoảng 1% mỗi tháng.” – Valerie Baker, một giáo sư sản khoa cho biết. Phụ nữ càng lớn tuổi, số lượng trứng và chất lượng càng giảm.
Một bé gái khi chưa sinh có khoảng 7 triệu tế bào trứng. Khi ra đời, chỉ còn khoảng 1 triệu tế bào. Đến tuổi trưởng thành, số lượng trứng giảm còn vài trăm nghìn. Trong khoảng từ 15 – 45 tuổi, được coi là độ tuổi sinh nở, người phụ nữ có khoảng 400 trứng trưởng thành và có thể phát triển thành bào thai.
Phụ nữ thường khó có thai sau khi qua tuổi 40. |
Ngoài ra, khả năng mang thai cũng giảm dần theo từng thời kỳ và tùy vào điều kiện sống. Nếu bà Vassilyev cho con dùng sữa mẹ hoàn toàn, cơ thể bà của sẽ không rụng trứng. Chính vì thế, việc hai ông bà có con sau 50 tuổi là một điều cực kỳ may mắn.
Vẫn còn sống sau 27 lần mang thai là điều khó tin
Bên cạnh những điều kiện về cơ thể người phụ nữ, việc mang thai cũng được coi là tình trạng sức khỏe vất vả nhất mà một người phụ nữ trải qua. Nếu xem xét tình trạng nước Nga vào thế kỷ 18, thật khó có thể tin được bà Vassilyev có thể sinh được 69 con.
Tại các quốc gia phát triển, có trình độ chăm sóc sản khoa hiện đại có thể áp dụng phương pháp sinh mổ để giảm tỷ lệ tử vong của bà mẹ. Tại Anh, chỉ có 8/100.000 trẻ em tử vong trong quá trình sinh thường, chủ yếu do các vấn đề trong quá trình mang thai hoặc trong 6 tuần cuối thai kỳ. Trong khi đó, tại một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, Sierra Leone, tỷ lệ tử vong là 1100/100.000 ca sinh thường.
Việc bà Vassilyev có thể sống khỏe mạnh sau 27 lần mang thai trong thời kỳ y học kém phát triển là điều khó tin. |
Việc bà Vassilyev có nhiều cặp sinh đôi, sinh ba, sinh tư khiến câu chuyện thêm hợp lý. Xét về mặt khoa học, trường hợp sinh nhiều do hai khả năng: Nhiều trứng rụng cùng lúc và được thụ tinh thành công – gọi là song sinh khác trứng. Một trường hợp khác là một trứng duy nhất được hai tinh trùng tiếp cận, tách thành hai phôi hoặc nhiều hơn, dẫn đến những cặp song sinh cùng trứng giống hệt nhau về mã di truyền.
Tuy nhiên, những trường hợp này rất hiếm. Tại Anh, năm 2012, tỷ lệ sinh đôi chỉ vào 1,5%, tỷ lệ sinh ba vào khoảng 3/10.000 của 1% và sinh tư thì chỉ có 3 trường hợp trên 778.805 ca sơ sinh.
Việc sinh ba, sinh tư luôn mang lại rủi ro rất lớn cho các bà mẹ. |
Giới hạn sinh con của người phụ nữ đến đâu?
Vậy, thực tế giới hạn của người phụ nữ là ở đâu? Đến thời đại ngày nay, việc sinh con “tự nhiên” của người phụ nữ không còn nhiều giới hạn.
Thực tế, từ cuối những năm 1970, các công nghệ hỗ trợ sinh sản được phápt triển làm tăng đột biến các cặp sinh đôi, sinh ba,… Thực tế, hiện nay nhiều người mẹ mang thai hộ cũng là một cách để làm tăng số lượng trẻ em trong một gia đình.
Những năm gần đây, các nghiên cứu đều chỉ ra, giới hạn sinh sản của phụ nữ có thể vượt qua những gì chúng ta tưởng tượng. Buồng trứng của phụ nữ có chứa “các tế bào noãn gốc”, nếu được kích thích đúng cách có thể sản xuất số lượng trứng không giới hạn.
Về lý thuyết, kỹ thuật thụ tinh hiện đại cho phép người phụ nữ có hàng nghìn người con. |
Xét về góc độ trên, phụ nữ có thể có hàng trăm, hàng nghìn em bé.
Tất nhiên, ý tưởng trên chỉ được dùng với những người phụ nữ hiếm muộn, gặp vấn đề về đường con cái. Bên cạnh đó, bác sĩ Tilly cũng muốn có sự “bình đẳng” khi nói đến khả năng sinh con của đàn ông và phụ nữ.
Theo Vân Anh (aFamily.vn/Trí Thức Trẻ)