"Hóa thần hổ" hút máu heo sống chúc phúc vợ chồng trẻ

08/05/2015 16:13:31

Ở làng Kutela (Ấn Độ) có một tục liên quan đến đám cưới. Vào lúc mặt trời lặn, cô dâu và chú rể mới cưới thuộc bộ tộc Gond theo truyền thống sẽ đi 7 vòng quanh đống lửa.

Ở làng Kutela (Ấn Độ) có một tục liên quan đến đám cưới. Vào lúc mặt trời lặn, cô dâu và chú rể mới cưới thuộc bộ tộc Gond theo truyền thống sẽ đi 7 vòng quanh đống lửa. Chú rể mặc áo sơ mi trắng, quần dài, cô dâu mặc váy sari màu vàng nghệ.

Sau đó, người đàn ông gầm gừ và hành động như hổ, tiến đến dùng gậy đè con heo nằm bẹp dưới đất, rồi cúi xuống dùng răng, miệng hút máu sống của con vật.

Khách dự lễ cưới nhìn cảnh này với vẻ mặt hân hoan.

Các cặp vợ chồng ở làng Kutela tin rằng khi họ tổ chức đám cưới, nếu có “thần hổ” hút máu heo thì sẽ đám lại may mắn và hạnh phúc.

Tương tự như bộ tộc Gond, một bộ tộc khác có tên gọi Kushram sống chủ yếu ở những vùng rừng núi hoang vu trải dài từ khu vực Amarkantak đến Dindori, Anoopur và Mandala. Lễ cưới sẽ không được bộ tộc công nhận nếu không có hiến tế: Một người đàn ông bên gia đình chú rể “hóa hổ" hút sống máu heo.
 

Người bộ tộc Gond và Kushram tin rằng việc một người đàn ông bên gia đình chú rể được "thần hổ" nhập vào hút máu heo trong lễ cưới sẽ đem lại may mắn cho vợ chồng trẻ (Ảnh: Hindustan Times)

 
“Hổ là thần Kuldeva của cộng đồng Kushram và mọi điều liên quan đến hổ đều liên quan đến người dân chúng tôi”, ông Doshi, một người dân ở làng Kutela, huyện Dindori cho biết.

Cô dâu hoặc chú rể từ bộ tộc Kushram kết hôn với người thuộc bộ tộc khác, chẳng hạn Gond, thì phải nộp heo cho thần hổ.

“Chúng tôi tin nếu một con heo không được hiến đúng lúc cho thần hổ, cặp vợ chồng sẽ bị hổ tấn công”, ông Karma, một thành viên cộng đồng Kushram giải thích về tục lệ cổ truyền.

Gond là bộ tộc lớn nhất ở Ấn Độ, sống tập trung chủ yếu ở bang Mahya Pradesh và Chhattisgarh suốt nhiều thế kỷ qua.

“Bộ tộc Gond thờ thần prakriti (tự nhiên) và từng nhánh thuộc bộ tộc đều sống nhờ rừng và tự nhiên. Có khoảng 750 nhánh trong bộ tộc Gond và mỗi nhánh đều có vị thần thiên nhiên như cây, sông, suối và nhiều loài động vật khác nhau”, ông Hari Marwi, một nhà sử học Ấn Độ chuyên nghiên cứu về bộ tộc Gond cho biết.

“Điều này đảm bảo sự cân bằng môi trường cho một bộ tộc sống phụ thuộc vào tự nhiên, đảm bảo nguồn thức ăn được duy trì bền vững. Người bộ tộc Kushram tin rằng hổ là thần và vị cứu tinh, nên mọi thứ đều liên quan đến hổ”, ông Marwi giải thích thêm về tín ngưỡng thờ hổ ở Ấn Độ.

Theo Phạm Trúc (MASK Online)

Nổi bật