Nhiều người cho rằng quái vật này là kết quả của một... mối tình sai trái giữa người và cừu. Số khác thì tin rằng đây là hậu duệ của quỷ dữ. Còn sự thật thì sao?
Sự hoang mang ấy lan truyền như một dịch bệnh. Họ gọi quái thai ấy là điềm rất xấu, là "quà tặng" của ác quỷ. Mà quả thực thì quái thai ấy thoạt nhìn qua ai cũng sẽ nghĩ là một con người, nên lắm người còn nghĩ đây là sản phẩm của một người nào đó với cừu, giống như trường hợp của quái thú Minotaur trong thần thoại Hy Lạp.
Rốt cục nhằm trấn an dư luận, giới chức địa phương đã buộc phải gửi đến các chuyên gia để xét nghiệm quái vật này. Họ xác nhận sinh vật này là có thực, nhưng tất nhiên chẳng phải ác quỷ hay thánh thần gì ở đây cả. Theo tiến sĩ Lubabalo Mrwebi, quái thai này chẳng có một chút dấu vết nào của con người.
"Nhìn qua thì giống một đứa trẻ sơ sinh, nhưng đây chỉ là một quái thai dị dạng do một con cừu đẻ ra thôi".
"Không thể có chuyện người và cừu có thể tạo ra quái thai. Cừu có 28 NST, trong khi người chỉ có 23, nên tinh trùng người không bao giờ kết hợp được với trứng cừu".
"Lý do gây ra sự dị dạng này là vì con cừu mắc phải chứng sốt thung lũng Rift (Rift Valley fever) khi đang mang thai trong giai đoạn đầu".
Theo tiến sĩ Mrwebi, cừu mang thai trong vòng 5 tháng, tức là thời điểm thụ thai của con cừu rơi vào khoảng cuối tháng 12/2016 đến đầu tháng 1/2017. Đó cũng là mùa mưa tại Nam Phi, tạo điều kiện thuận lợi để muỗi phát triển và lan truyền bệnh sốt thung lũng Rift (RVF).
"Có thể kết luận con cừu đã nhiễm phải virus RVF khi mang thai. Virus đã theo máu lưu thông đến bào thai, khiến phôi thai không thể phát triển bình thường, gây dị dạng".
Tuy nhiên dù đã được giải đáp, nhưng kỳ thực dân làng vẫn không thể nguôi sợ hãi. "Các già làng một mực cho rằng đó là hậu duệ của quỷ dữ" - trích lời một dân làng.
"Mọi người chỉ cảm thấy thoải mái một chút sau khi quái thai ấy bị thiêu hủy".
Theo Trí Thức Trẻ