Có một "cánh đồng dung nham" xanh ngát xanh như ở hành tinh khác

02/10/2017 09:32:00

Tưởng chừng như đã chết đi trong cái nóng như thiêu như đốt của núi lửa, nhưng cánh đồng dung nham Eldraun giờ đây lại mang một vẻ đẹp yên tĩnh và thanh bình.

Tưởng chừng như đã chết đi trong cái nóng như thiêu như đốt của núi lửa, nhưng cánh đồng dung nham Eldraun giờ đây lại mang một vẻ đẹp yên tĩnh và thanh bình.

Có một cánh đồng dung nham xanh ngát xanh như ở hành tinh khác - Ảnh 1.

Đặt chân đến cánh đồng dung nham này bạn sẽ choáng ngợp bởi màu xanh rêu phủ kín.

Đi về vùng bờ biển phía Nam, Eldraun Lava Field, một trong những cánh đồng dung nham tại Iceland, được coi là "tấm thảm" rêu phong đẹp nhất của đảo quốc xinh đẹp giữa lòng biển Greenland này.

Eldraun Lava Field được hình thành sau một trong những trận phun trào núi lửa được ghi nhận trong lịch sử nhân loại. Trong quãng thời gian kéo dài tám tháng từ năm 1783 đến 1784, vết nứt gãy Laki cùng với ngọn núi lửa Grímsvötn đã "nhả" ra một lượng dung nham rất lớn, ước tính khoảng 14km3, và những đám mây mang khí gas độc hại. 

Có một cánh đồng dung nham xanh ngát xanh như ở hành tinh khác - Ảnh 2.

Cảnh tượng yên bình như ở thế giới cổ tích.

Vụ phun trào núi lửa quy mô lớn này đã giết chết một nửa số gia súc, ngựa và 3/4 số cừu tại đảo quốc Iceland. Năm đó, những cánh đồng của nông dân tại đây đều bị bao phủ một màu chết chóc vì không có bất cứ loài cây nào có thể sống sót, ngay cả ở những vùng biển, tàu đánh cá và ngư cụ của ngư dân đều nằm im nhìn biển chết đi từng ngày.

Thế nhưng, đó chưa phải là tất cả những gì mà Laki và Grímsvötn để lại, và cũng không chỉ Iceland mới là quốc gia phải gánh chịu hậu quả. Một vài năm sau đó, người ta đã có thể thấy được những tín hiệu xấu đi của khí hậu khu vực Bắc bán cầu. 

Nước Mỹ, mùa đông năm 1784 ở phía Bắc đã trở thành mùa đông dài nhất trong lịch sử, còn ở phía Nam, một cơn bão tuyết với sức mạnh khủng khiếp đã tấn công cuộc sống của người dân nơi đâu, hơn thế, dòng Mississippi, đoạn chảy qua New Orleans đã đột ngột bị đóng băng. Ở Vịnh Mexico, các nhà khoa học đã phải đưa ra một số báo cáo về tình trạng tan chảy của những tảng băng trên biển.

Có một cánh đồng dung nham xanh ngát xanh như ở hành tinh khác - Ảnh 3.
 

Sang cả châu Á, những màn sương mù sinh ra từ vụ phun trào núi lửa ở Iceland đã bao phủ một vùng phía Đông Ấn Độ khiến gió mùa suy yếu, hạn hán xảy ra, hậu quả là mùa màng thất bát liên miên. Ở Ai Cập, Laki và Grímsvötn "cựa mình" đã gây ra nạn đói khủng khiếp vào năm 1784 cướp đi mạng sống của khoảng 1/6 dân số.

Hậu quả ở châu Âu mới là tồi tệ nhất. Mùa hè năm 1783 được coi là mùa hè nóng bức nhất trong lịch sử, bên cạnh đó, những đám mây mang khí gas độc trôi dạt khắp bầu trời châu Âu đã khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng. Chỉ tính riêng ở Anh, con số thống kê về người chết đã là 23.000 người.

Rất nhiều những hậu quả và thiệt hại về tự nhiên và con người sau đó tiếp tục được ghi nhận tại châu Âu và một số quốc gia lân cận. Laki và Grímsvötn vì thế đã trở thành thảm họa thiên nhiên dữ dội và có sức tàn phá khủng khiếp nhất trong lịch sử.

Bao phủ bởi cái nóng của dòng dung nham núi lửa và một bầu không khí độc hại, Eldraun Lava Field tưởng chừng như đã trở thành một vùng đất chết, mãi mãi chôn vùi trong sự u ám. 

Thế nhưng thời gian qua đi, những biến đổi về địa chất và khí hậu đã đánh thức Eldraun Lava Field để giờ nơi đây đã khoác lên mình một vẻ đẹp yên tĩnh và thanh bình. Màu xanh rêu phong cổ kính đã giấu kín tất cả những đau thương trong quá khứ.

Theo Thu Thủy (Trí Thức Trẻ)