Một cậu bé người Anh tên Callum Higgins, 10 tuổi, mắc phải hội chứng Pica, khiến người mẹ buộc phải khóa vật dụng trong ngôi nhà để an toàn cho cậu bé.
Callum Higgins mắc hội chứng Pica - một hội chứng khiến trẻ em bỏ vào miệng những thứ không phải thức ăn. Cậu bị gia đình bắt gặp khi đang cố gắng nhai dây giày và bánh xà phòng.
|
Cậu bé Callum Higgins và người mẹ của mình |
Cậu bé cũng đã từng ăn dây điện, vớ, bút chì, viên rửa bát, búp bê và quần áo của em gái.
Mẹ của Stephanie, 28 tuổi, buộc phải khóa tủ lạnh và tủ đông để ngăn chặn con trai mình nhai thịt sống và thực phẩm đông lạnh.
Cô cho biết: "thằng bé nhai mọi thứ. Dây điện, bút chì, vớ, xà phòng. Nó ăn liên tục như vậy thực sự làm tôi lo lắng. Trước đó, thằng bé đã bị ngạt thở bởi nuốt phải dây giày. Thậm chí cu cậu đã từng ăn một viên rửa bát và chúng tôi đã phải đưa nó đến bệnh viện.”
|
Callum ăn rất nhiều lần trong ngày |
Mẹ cậu bé kể tiếp: "Khi thằng bé còn nhỏ, chúng tôi từng đặt các vật dụng ngoài tầm tay của nó song bây giờ thằng bé rất khỏe mạnh và cao lớn. Cháu sẽ ăn bất cứ thứ gì".
Callum là đứa bé có hoàn cảnh éo le, bị tự kỷ nặng, khiến việc học tập của cậu bé khá khó khăn. Bé còn bị chứng rối loạn đường ruột và rối loạn thị giác.
|
Người mẹ Stephanie đã làm hàng rào này để tránh cậu con trai ăn bất cứ thứ gì |
Điều này có nghĩa cậu bé sẽ không có ý thức về sự nguy hiểm. Sống cùng một đứa con tội nghiệp không có ý thức diễn đạt khiến cuộc sống của mẹ cậu bé, cô Stephanie, càng thêm khó khăn.
Callum chỉ ngủ từ 20 phút đến hai tiếng mỗi đêm, có nghĩa là mẹ cậu bé sẽ phải vắt kiệt sức mình để có thể chăm sóc cho con trai mình hàng đêm.
Cô cũng phải cách ly cậu con trai Callum khỏi đứa con trai 3 tuổi-Harrison và cô con gái bảy tuổi Lilly vì cậu bé có thể sử dụng bạo lực với chúng bất kì lúc nào.
Do Callum không có khái niệm của sự sợ hãi, cậu bé thường xuyên chạy trốn khỏi nhà ở Great Barr, Birmingham (Anh).
|
Tủ lạnh được khóa cẩn thận |
Người mẹ đơn thân Stephanie, làm việc bán thời gian tại Dorothy Perkins, hiện đang rất cố gắng để kiếm £ 40.000 để làm tài sản “an toàn” hơn cho con trai mình.
Cô nói: "Bởi vì thằng bé gặp khó khăn trong việc học, nó cần được chăm sóc 24 giờ cho phần còn lại của cuộc đời mình.
Để đảm bảo an toàn cho bé, người mẹ còn cho biết “Chúng tôi ra sức gắn chặt các vật dụng như đèn và đồ trang trí vào các bề mặt để ngăn chặn thằng bé ném chúng. Có một cái khóa ở bên ngoài cánh cửa phòng ngủ của cô con gái bảy tuổi của tôi để ngăn chặn thằng bé đi vào và phá vỡ tất cả đồ đạc trong đó. Nếu con bé rời khỏi phòng ngủ của mình trong một giây, Callum có thể lẻn vào và làm hỏng hoặc nhai mọi thứ.”
Người mẹ đáng thương chia sẻ: "Mục tiêu chính của chúng tôi là cho thằng bé đi học ở một trường công nhưng lại không có kinh phí, mặc dù điều đó là tốt nhất cho nó. Chúng tôi đang cố gắng để kiếm tiền nên chúng tôi ít nhất có thể sắp xếp lại căn nhà để giúp đỡ Callum. Chúng tôi chỉ muốn nó sống trong an toàn và ổn định để sống một cuộc sống bình thường nhất có thể."
Cha của những đứa trẻ, Daniel Lewis, 33 tuổi, là thợ điện. Ông không ở cùng với gia đình, nhưng thường xuyên về thăm để giúp Stephanie chăm sóc cho Callum.
Carol Povey, Giám đốc Trung tâm tự kỷ quốc gia, cho biết: “Những người tự kỷ có thể có cuộc sống tốt đẹp, nhưng cũng có những người rất cần sự giúp đỡ từ thế giới bên ngoài. Tự kỷ có thể có tác động sâu sắc với cá nhân và gia đình, nhưng sự hiểu biết và tương trợ lẫn nhau có thể làm nên sự khác biệt”.
Theo Trà My (Pháp Luật TPHCM)