Bí ẩn về loài cây "có chân" biết đi 20 mét mỗi năm

29/04/2016 09:25:00

Sự thật nào đằng sau loài cây có khả năng di chuyển 20 mét mỗi năm ở Ecuador?

Sự thật nào đằng sau loài cây có khả năng di chuyển 20 mét mỗi năm ở Ecuador?


Nhưng theo nghiên cứu của nhà sinh vật học Gerardo Avalos vào năm 2005, loài cây có khả năng mọc thêm rễ ấy thực ra không hề di chuyển chút nào. Chúng mọc thêm rễ khiến hình dáng của chúng thay đổi so với lúc trước, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng “biết đi”.
 
Nhà sinh vật học Gerardo Avalos đưa ra nghiên cứu bác bỏ khả năng di chuyển của loài cây này.
 
Trả lời tạp chí khoa học Live Science (Mỹ), ông Gerardo cho biết: “Nghiên cứu mới đây của tôi khẳng định cây cọ biết đi chỉ là một huyền thoại. Tôi cho rằng chúng có thể thay một chút hướng tán cây đón ánh sáng nhờ bộ rễ mọc lan sang bên cạnh. Còn câu chuyện chúng có thể “di chuyển loanh quanh” trong rừng chỉ là một truyền thuyết các hướng dẫn viên du lịch thường kể cho khách để thêm phần ly kì mà thôi”.

Không giống như những loài cây khác có bộ rễ ẩn dưới lòng đất, giống cọ này có phần rễ và gốc nổi hẳn lên khỏi mặt đất khiến chúng trông như một cây chổi đứng hay một sinh vật có chân. Qua thời gian, đất bị xói mòn, rễ cũ chết đi và rễ mới mọc lên. Câu hỏi cuối cùng đặt ra là: có phải việc mọc rễ khiến vị trí của cây thay đổi. Rất tiếc câu trả lời là không.

Việc những cây cọ biết “tản bộ” trong rừng dường như được các hướng dẫn viên du lịch thêm mắm thêm muối để phần giới thiệu của họ thêm hấp dẫn. Nếu bạn tìm kiếm thông tin trên internet, sẽ chẳng ai tìm được bất kỳ video hay bằng chứng thuyết phục nào cho điều này nhưng sẽ có rất nhiều bài biết dẫn lại lời của cư dân địa phương nói rằng loài cây biết đi là có thật, như thể họ đã chứng kiến tận mắt, nhưng thực tế lại không có tài liệu nào để chứng minh.

Tuy nhiên, có những loài cây khác thực sự có khả năng chuyển động, dù không phải là đi bộ. Những loài cây này có thể đóng mở nắp, xòe ra cụp lại để bắt côn trùng mà chúng ta thường được biết đến với tên “cây ăn thịt”. Còn nếu thông tin nào khác cho hay thật sự có tồn tại một loài cây “biết đi” thì phải đi kèm với bằng chứng cụ thể mới đáng tin.
Theo Linh Lan (aFamily.vn/Trí Thức Trẻ)

Nổi bật