Ngày 14 tháng 8 năm 1912, Thời báo Rodney và Otamatea có một chuyên mục nhỏ được phụ trách bởi Waitemata và Kaipara Gazette, chuyên dự đoán về tin tức khoa học trong tương lai. Mục này dự đoán thế giới sau hàng chục năm tới dựa trên những căn cứ có cơ sở khoa học.
Trong bài viết đó, tác giả đã cảnh báo bầu khí quyển của Trái Đất sẽ thay đổi cực đoan do các nền kinh tế trên thế giới liên tục đẩy mạnh sản xuất công nghiệp bằng nhiên liệu hóa thạch. “Tiêu thụ than gây ảnh hưởng đến khí hậu,” tiêu đề của bài viết ghi rõ. Sau đây là chi tiết bài viết.
“Tổng cộng các lò đốt trên thế giới tiêu thụ một lượng vào khoảng 2 tỷ tấn than mỗi năm. Khi số than này được đốt và phản ứng với oxy, sẽ có thêm khoảng 7 tỷ tấn khí carbon dioxide vào bầu khí quyển mỗi năm.
Quá trình này sẽ tạo một lớp màn dày bao phủ cả Trái Đất, khiến nhiệt độ bên trong hành tinh tăng lên nhanh chóng mà không thể giải nhiệt được. Hiệu ứng này có thể sẽ diễn ra và ảnh hưởng đến vài thế kỷ sau đó.”
Tuy chỉ là một mẫu tin ngắn lọt tỏm giữa một tờ báo lớn, nhưng nó đã đề cập rất đầy đủ về những gì con người hiện đại đang đối mặt. Tác giả Kiwis không phải là người đầu tiên nhắc đến vấn đề biến đối khí hậu từ thế kỷ trước, nhưng ông đã chỉ rõ và đưa ra những con số khá cụ thể.
Trước đó, vào 17/07/1912, Nhật báo Braidwood của Úc và một bài viết đăng trên số tháng 3 năm 1912 của Tạp chí Popular Mechanics cũng đã gióng lên hồi chuông sớm cảnh báo về những nguy cơ này.
Sớm hơn nữa, khi những công xưởng tập thể ở khắp thế giới bắt đầu chuyển sang đốt than để phục vụ công nghiệp, thì tờ New York Times đã có một loạt bài luận chuyên sâu về ảnh hưởng của than đối với bầu khí quyển từ những năm 1850. Thực tế ngày nay, chúng ta không tránh được những dự báo này.
Năm 2016, cả thế giới tiêu thụ 5,3 tỷ tấn than. Bầu không khí của Trái Đất đang chứa một lượng CO2 cao chưa từng thấy, nồng độ đã tăng lên 411 phần triệu và đạt mức cao nhất trong 800.000 năm qua.
Sự tăng nhanh carbon dioxide trong khí quyển sẽ giết chết nhân loại nhanh hơn bao giờ hết. Hỏa hoạn sẽ diễn ra thường xuyên hơn do khí hậu nóng lên trên toàn cầu, từ đó dẫn đến băng tan và mực nước biển dâng trên khắp thế giới. Nhiệt độ tăng cao cũng làm con người mất kiểm soát trong suy nghĩ và hành vi.
Ngày nay, mặc dù tỷ lệ đốt than ở Mỹ và các quốc gia lớn trên thế giới đã giảm, nhưng con người vẫn tiếp tục tiêu thụ các nhiên liệu hóa thạch khác để phục vụ sản xuất công nghiệp. Ở các quốc gia đang phát triển, nền công nghiệp ở đây vẫn tiêu thụ một lượng than đáng báo động vì giá thành rẻ và chưa áp dụng được các nguồn nhiên liệu thay thế.
Theo Quang Niên (Khampha.vn)