Hồ Đăk Ke là một trong những điểm tham quan hiếm hoi ở Măng Đen, chỉ cách trục đường chính đổ vào chừng khoảng 1km. Không biết các bạn đã từng nghe truyền thuyết về 7 hồ và 3 thác của Kon Tum chưa? Hồ Đăk Ke chính là 1 trong 7 hồ bước ra từ truyền thuyết, là hiện thân của những vị thần linh trên trời đấy. Dù xung quanh hồ đang được xây dựng để phục vụ du lịch nhưng khung cảnh vẫn giữ được nét hoang sơ.
Mặt nước hồ xanh trong vắt, xung quanh là những hàng cây xanh chạy dài, thêm một vài nhà sàn cao cao cùng với chiếc cầu nhỏ bắc ngang qua hồ, khung cảnh vô cùng thơ mộng. Đặc trưng vùng núi luôn phải có những ngôi nhà sàn truyền thống của người đồng bào, vì vậy xung quanh hồ Đăk Ke cũng có rất nhiều các căn nhà kiểu này. Những ngôi nhà được dựng lên không bằng thanh sắt thép hay xi măng nào, chủ yếu chỉ được dựng lên bằng gỗ, lá đan xen nhau, khiến tổng thể Hồ Đăk Ke thêm phần mộc mạc, giản dị.
Ở Hồ Đăk Ke còn có rất nhiều loại hình dịch vụ vui chơi giúp bạn giải trí thoải mái như cà phê, chèo thuyền, đạp xe nước, cắp trại nữa nhé. Ngoài ra, nếu bạn ghé thăm hồ Đăk Ke vào khoảng tháng 1 tháng 2, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hàng mai anh đào bao quanh hồ nở rộ, soi bóng xuống mặt hồ, đẹp và lãng mạn như… phim Hàn Quốc.
Có lẽ cầu treo là một trong những nét đặc trưng của Măng Đen nói riêng, và Kon Tum nói chung, bởi vì rất khó để bạn có thể tìm thấy một cầu nào được xây bằng bê tông cốt thép như bình thường.
Tuy nhiên, hầu hết cầu treo ở Măng Đen nhỏ xíu xiu, cũng có quy định rõ ràng là xe máy chỉ được qua từng chiếc một, và nếu đi bộ thì chỉ cho phép dưới 10 người.
Nhìn cầu treo cũ kĩ, rỉ màu đôi phần sẽ khiến bạn sợ hãi trong lần đi đầu tiên, nhưng không sao, qua một vài lần sẽ không còn cảm giác sợ nữa. Nhưng nhớ tuân theo quy định của cầu, bạn nhé!
Vẫn trở lại câu chuyện truyền thuyết 7 hồ 3 thác, thác Pa Sỹ chính là 1 trong 3 thác được nhắc đến trong đó, và là ngọn thác lớn nhất của vùng đất này. Đặt những bước chân đầu tiên vào Khu du lịch, bạn sẽ bắt gặp một vườn tượng gỗ với hàng trăm tác phẩm bằng gỗ độc đáo được tạo ra từ những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân.
Những tượng gỗ mang âm hưởng nhịp sống sinh hoạt – văn hóa của những đồng bào dân tộc nơi đây, như tượng người mẹ địu con, cả nhà uống rượu cần, lên rẫy, dệt vải.
Bước qua những bước tam cấp để vào đến thác Pa Sỹ, bạn sẽ có cảm giác như đang lạc vào khu rừng thần tiên với không gian lành lạnh, tiếng lá cây xào xạc, tiếng chim ríu rít và tiếng thác đổ càng lúc càng rõ. Sau khi đi bộ qua quãng đường tầm 500m, ngang qua rừng, xuống những bậc thang đá gập ghềnh, thác Pa Sỹ sẽ hiện ra một cách thật nhẹ nhàng và yên bình.
Thác Pa Sỹ không như các thác khác của Tây Nguyên chia thành nhiều nhánh đổ khác nhau, mà nó chỉ có duy nhất một nhánh đổ nước, được bao bọc bởi cả một mảng cây xanh xung quanh.
Nhìn chung, thác Pa Sỹ là nơi phát triển du lịch nhất ở Măng Đen, khi từng lối đi đều được xây dựng đàng hoàng và có bảng chỉ dẫn rõ ràng. Ngoài ra khu vực xung quanh cũng đang trong quá trình khởi công để tạo thành một khu du lịch sinh thái hoàn chỉnh với quán ăn, chỗ ở, các điểm chụp hình.
Ngoài ra, trên đường đi đến thác Pa Sỹ về lại nhà, bạn cũng nên dành một chút thời gian để khám phá con đường với nhiều biệt thư bỏ hoang nằm xen giữa rừng thông xanh nhé.
Từ trên trục đường chính, chỉ cần rẽ phải đổ xuống dốc, cảm giác yên bình đã đong đầy. Con đường làng nhỏ sẽ đưa bạn đi qua những căn nhà sàn, những ruộng lúa trổ bông vàng, lên đến một ngọn đồi thật cao. Đây là một trong bốn làng văn hóa du lịch cộng đồng của huyện Kon Plông, với hơn 90% là người dân tộc Mơ Nâm, mưu sinh chủ yếu từ việc trồng lúa.
Điều quý giá nhất ở ngôi làng này chính là những đứa trẻ. Ở đây, tụi nhỏ thích ngồi trước sân nhà, chơi dăm ba cái trò của tuổi thơ độ mười mấy năm về trước. Mấy đứa lớn hơn thì thích thả diều, chiều về là đứa đầu làng đạp xe đến rủ đứa cuối làng ra khoảng đất trống để cùng chơi.
Ở đây, trẻ con chẳng biết smart phone là gì, chỉ biết núi rừng, hoa lá, cây cỏ là bạn thôi. Thi thoảng thấy một vài vị khách du lịch đến gần, ánh mắt tụi nhỏ sẽ trở nên rụt rè và có chút sợ, nhưng thật ra lại rất muốn trò chuyện cùng, vậy nên chỉ cần bạn ngỏ lời, tụi nó sẽ cười ngay.
Ê Ban Farm là khu du lịch sinh thái kết hợp mô hình farmstay được chính dân làng Kon Tu Rằng chăm sóc và phát triển suốt 10 năm nay. Ê Ban Farm rộng đến hơn 30 ha, toạ lạc tại nơi cách không xa thị trấn Măng Đen là mấy, chỉ 6km đường bộ, rất tiện lợi cho bạn nếu muốn đi một tour du lịch xung quanh các nông trại khác trong chuyến du lịch Kon Tum của mình như khu farm ứng dụng công nghệ cao Măng Đen hay vườn cam Orfarm Măng Đen.
Ê Ban Farm luôn luôn mở cửa chào đón bạn tất cả các khung giờ, nhưng đó là khi bạn đến trọ thôi nhé, còn nếu muốn tham quan và ngắm cảnh, chụp ảnh check in thì hãy đến vào buổi sáng.
Cũng giống các địa điểm du lịch Kon Tum khác, bạn nên ghé thăm vào mùa khô, tức là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nếu không muốn bắt gặp những cơn mưa rào bất chợt, đặc sản của vùng Tây Nguyên hoang sơ. Mùa khô Kon Tum sẽ chào đón bạn với tiết trời se se lạnh xem kẽ với cái nắng dịu dàng, giòn tan.
Tượng Đức Mẹ Fatima tại Măng Đen là một di tích, điểm hành hương Công giáo của Giáo phận Kon Tum, tọa lạc tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum, cạnh Quốc lộ 24, cách thành phố Kon Tum 53 km về phía Đông Bắc.
Sau chiến tranh, bức tượng bị bỏ phế trong một thời gian dài vì không có tuyến giao thông và không có cư dân sinh sống gần đó. Đầu thập niên 1980, do ảnh hưởng từ chính sách Xây dựng các vùng kinh tế mới của chính phủ Việt Nam, một số người dân sinh sống tại lâm trường Măng Cành đã phát hiện ra bức tượng này, nhưng không có sự quan tâm đặc biệt nào.
Theo ghi nhận của linh mục Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn, ghi chép cuộc trao đổi với bà Đào Thị Hương, người được cho là đã có công bảo tồn bức tượng, thì cho đến đầu năm 1987, tượng vẫn còn nguyên. Tuy nhiên, đến cuối năm 1987 thì tượng bị mất đầu, mất tay, nhưng không rõ nguyên nhân.
Năm 2002, huyện Kon Plông mới được hình thành từ việc chia tách huyện Kon Plông cũ thành huyện Kon Plông mới và huyện Kon Rẫy. Huyện lỵ Kon Plông mới được đặt tại Măng Đen. Tuyến Quốc lộ 24 cũng được dự định mở rộng kéo dài để dùng làm tuyến giao thông chính băng qua địa bàn huyện và nối đến tận huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Năm 2004, khi bắt đầu thi công tuyến đường này, những người làm đường khi thấy bản thiết kế vô tình đi qua vị trí tượng này đã điều chỉnh tuyến đường để tránh xâm hại đến bức tượng. Trong số những người làm đường có một tín đồ Công giáo tên Hoàng đã bỏ công phục chế phần đầu và đôi tay.
Phần đầu được phục chế với gương mặt không còn giống các phiên bản tượng Đức Mẹ Fatima thông thường nữa, nhưng mang dáng dấp phụ nữ Tây Nguyên Việt Nam. Tuy nhiên, không rõ vì sao đôi tay không thể phục chế được. Đôi tay sau khi phục chế đã bị rơi xuống dưới chân tượng. Vì vậy tượng vẫn mang hình dáng cụt tay cho đến ngày nay.
Theo linh mục Phi Khanh Vương Hoàng Khởi, dẫn tư liệu do Tòa Giám mục Kon Tum cung cấp, thì Linh mục Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn đã "tìm được một phần bàn tay và một phần đốt tay trỏ của tượng Mẹ"ngày 28 tháng 12 năm 2006, hiện đang được cất giữ tại Tòa Giám mục Kon Tum. Có lẽ đây chính là phần còn lại của đôi tay được phục chế.
Rừng thông Măng Đen may mắn được thiên nhiên ban tặng cảnh sắc hoàn mỹ cùng với khí hậu mát mẻ. Đó là lý do khiến nhiều bạn trẻ rất thích check-in ở địa điểm này. Đối với các bạn trẻ đam mê xê dịch, chắc chắn đã từng đến Đà Lạt du lịch.
Do đó, các bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ khi nhận ra sự tương đồng rừng thông Măng Đen và thành phố ngàn hoa. Bạn sẽ được tận mắt chứng kiến phong cảnh thơ mộng và tận hưởng khí hậu tuyệt vời tựa khi đến đây.
Khu du lịch sinh thái rừng thông Măng Đen cách trung tâm thành phố Kon Tum khoảng chừng 54 km và hiện đang có tổng diện tích 140.000 ha. Hơn nữa, đây là điểm đến tọa lạc ở độ cao 1200m so với mực nước biển. Chính vị trí thuận lợi của rừng thông Măng Đen nên khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ và thoáng mát. Nếu như Đà Lạt trở thành điểm đến nhà nhà tranh nhau đi du lịch, bạn hãy thử một lần đến đây xem.
Cảnh sắc tựa như chốn tiên cảnh của khu rừng thông sẽ khiến bạn hài lòng và yêu thích nơi này hơn. Ngoài ra, tỉnh Kon Tum còn gắn liền với nhiều điểm du lịch hấp dẫn, thú vị khác như Thác Yaly, Vườn Quốc Gia Chư Mom Ray...
Được khởi công vào ngày 07/03/2012, sau hơn 5 năm xây dựng, đến thời điểm hiện tại, mặc dù vẫn còn một số hạng mục chưa hoàn thiện nhưng chùa Khánh Lâm đã trở thành điểm lựa chọn đầu tiên của nhiều du khách trong hành trình đến Măng Đen. Chùa Khánh Lâm cách trung tâm thành phố Kon Tum khoảng 55,2km.
Nếu muốn đi đến ngôi chùa này, bạn chỉ cần dễ dàng đi thẳng dọc con đường Quốc Lộ 24 để đến đường Xuân Diệu. Đến con đường Xuân Diệu, bạn sẽ gặp biển chỉ dẫn rẽ trái hướng vào chùa Khánh Lâm. Dọc con đường Quốc Lộ 24 đi đến chùa Khánh Lâm, bạn sẽ bắt gặp được những địa điểm ghé thăm dừng chân phổ biến như Đồi cỏ Bông Lau, chợ Kon Rẫy, Rừng Thông Măng Đen...
Tọa lạc tại khu du lịch sinh thái Măng Đen thuộc xã Đắk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, chùa Khánh Lâm là một địa danh du lịch nổi tiếng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ du khách lẫn người dân địa phương bởi nơi đây thừa hưởng sắc đẹp đến từ vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió.
Chùa Khánh Lâm thường tổ chức những sự kiện lễ bái nhộn nhịp của người dân địa phương đặc biệt vào các ngày rằm để thu hút khách du lịch ghé thăm nhằm cho họ hiểu thêm về văn hóa sinh động tại vùng đất Tây Nguyên và những con người mộc mạc tại nơi đây.
Thác Yaly mang đến một vẻ đẹp mê hồn ẩn nấp trong lòng giữa Tây Nguyên đại ngàn. Theo lời kể của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở đây cho biết, Thác Yaly còn có tên gọi là Yali hay Jrai-li. Dù gọi tên nào thì đa số mọi người vẫn nhớ đến cái tên Thác Yaly nhiều hơn. Khoảng chừng hơn 50 năm của thế kỷ trước, Yaly được mệnh danh là một trong những thác nước cao nhất ở Việt Nam. Lúc bây giờ, thác Yaly sở hữu chiều cao lên đến 42m so với mực nước biển.
Thác Yaly mang đến cho mọi người một vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ nổi tiếng. Giữa núi rừng Tây Nguyên đại ngàn, Thác Yaly không hề trở nên nhỏ bé mà còn vô cùng nổi bật. Đối với nhiều tín đồ đam mê xê dịch, điểm đến này chắc chắc sẽ khiến cảm xúc của chính bạn thăng hạng rất nhiều. Đây không chỉ là món quà mà thiên nhiên ban tặng riêng cho Kon Tum mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với vùng đất khô cằn, đầy sỏi đá ở Tây Nguyên.
Bên cạnh thác Yaly, bạn cũng có thể ghé thăm các điểm đến du lịch hấp dẫn gần đó như: đường mòn Hồ Chí Minh, khẩu Quốc tế Bờ Y, Vườn Quốc Gia Chư Mom Ray... Các địa điểm mà chúng mình kể trên đều có những đặc điểm thú vị riêng và cực kỳ thích hợp để bạn khám phá cảnh sắc thiên nhiên.
Hồ Toong Đam Kon Tum là 1 trong 7 hồ nước nổi tiếng thuộc khu du lịch sinh thái Măng Đen - Kon Plong - Kon Tum. Sở hữu vẻ đẹp yêu kiều với hệ thống rừng nguyên sinh bao bọc xanh mát, hồ nước này đã trở thành điểm thư giãn lý tưởng cho mọi du khách muốn thưởng ngoạn sự bình yên giữa lòng hồ mênh mông.
Toong" trong tiếng Mơ Nâm chính là 1 nhánh thuộc dân tộc Xê Đăng nghĩa là hồ nước. Có rất nhiều truyền thuyết, sự tích về 7 hồ và 7 hồ nước này lần lượt được đặt tên theo 7 vị thần anh em: Toong Pô; Toong Rơ Poong; Toong Zơ Ri; Toong Ziu; Toong Xăng; Toong Ly Lung và Toong Đam.
Trong đó, hồ Toong Đam là hồ nước sở hữu diện tích rộng lớn nhất với khung cảnh đẹp đến nao lòng. Vì thế mà câu chuyện về 7 hồ nước nơi đây cứ gây sự tò mò, hiếu kỳ đối với mọi người khi lần đầu về Kon Tum. Người ta ví Toong Đam đẹp sắc nước hương trời.
Hồ nước này ngoài sở hữu lòng hồ mênh mông thì nó được phủ thêm màu xanh biếc với nền trời cao trong xanh của rừng cây nguyên sinh. Mặt nước cũng từ đó trở nên trong trẻo, lung linh hơn. Đó cũng là lý do vì sao nơi đây luôn mát mẻ, trong lành và có sự gắn kết chặt chẽ giữa con người và thiên nhiên.
MH (SHTT)